0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 08/05/2024 08:08 (GMT+7)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực trong 4 tháng đầu năm

Theo dõi KT&TD trên

Sản xuất công nghiệp 4 tháng qua so với cùng kỳ năm trước tăng ở 54 địa phương và giảm ở 9 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IPP đạt mức tăng khá do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. 

Sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực trong 4 tháng đầu năm.  
Sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực trong 4 tháng đầu năm.

Theo đó, tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 11,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,8%.

Một số địa phương có IIP tháng 4/2024 tăng cao so với tháng trước như: Sơn La tăng 36,4%; Vĩnh Phúc tăng 17,6%; Thái Bình tăng 16,8%; Hà Giang tăng 14,2%; Kiên Giang tăng 12,5%; Bắc Kạn tăng 11,2%; Hòa Bình tăng 9,8%; Yên Bái tăng 9,6%; Sóc Trăng tăng 9,5%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 6,2%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 4,6% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,7%), làm giảm 0,7 điểm phần trăm.

Đồng thời, IPP 4 tháng đầu năm của một số ngành trọng điểm cấp II cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,7%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 17,3%; khai thác quặng kim loại tăng 16,9%; dệt tăng 14,5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 13,6%; sản xuất kim loại tăng 13,0%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 2,7%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp 4 tháng qua so với cùng kỳ năm trước tăng ở 54 địa phương và giảm ở 9 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IPP đạt mức tăng khá do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 15,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim khác giảm 2,5%; khai thác than cứng và than non giảm 1,2%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 54 địa phương và giảm ở 9 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực trong 4 tháng đầu năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.