0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 23/11/2023 11:00 (GMT+7)

Quảng Nam xây dựng 19.600 căn nhà ở xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Nam đặt chỉ tiêu phát triển, đầu tư xây dựng khoảng 19.600 căn nhà ở xã hội, nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", tỉnh Quảng Nam đặt chỉ tiêu phát triển, đầu tư xây dựng khoảng 19.600 căn nhà ở xã hội, nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Nam sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quỹ đất đã được bố trí để phát triển, đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn; đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu ở cho đối tượng nhà ở xã hội; đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng đô thị, nông thôn; phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chặt chẽ năng lực của chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển, đầu tư nhà ở xã hội, đảm bảo đủ điều kiện chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư dự án.

Quảng Nam xây dựng 19.600 căn nhà ở xã hội - Ảnh 1
Quảng Nam đặt mục tiêu xây dựng 19.600 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030. (Ảnh minh họa)

Triển khai thực hiện tốt Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở được duyệt; nhằm quản lý, thúc đẩy phát triển, đầu tư xây dựng, khai thác nhà ở xã hội, điều tiết cân đối cung - cầu nhà ở xã hội hiệu quả; nhằm đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra; khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở thương mại bình dân và nhà ở bình dân cho thuê để tăng cung - cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập trung bình thấp khác.

Bố trí hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thực hiện các Đề án của Chính phủ để phát triển nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách, bao gồm đối tượng chính sách về nhà ở xã hội; - Huy động nguồn vốn xã hội hóa khác để phát triển nhà ở xã hội; triển khai Chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ và gói hỗ trợ khách hàng cá nhân vay mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo hướng chuẩn hóa và rút ngắn thủ tục, thời gian thực hiện; - Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản; pháp luật về đầu tư, xây dựng. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án phát triển nhà ở (bao gồm dự án nhà ở xã hội) trên địa bàn tỉnh.

Song song đó, khuyến khích các thành phần kinh tế, nhà đầu tư kinh doanh bất động sản; ngoài việc phát triển, đầu tư các dự án khu đô thị, khu nhà ở, cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Tham gia điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế liên quan đến nhà ở xã hội tại địa phương, phù hợp với quy định để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư, tạo nguồn cung nhà ở xã hội.

Trọng Nghị - Bình Dương

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam xây dựng 19.600 căn nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).