0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 24/10/2023 09:06 (GMT+7)

Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Theo dõi KT&TD trên

Mục tiêu tỉnh Quảng Nam hướng đến là phát triển Sâm Ngọc Linh được ví như "quốc bảo của Việt Nam" thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển đời sống của người dân.

Tỉnh Quảng Nam hiện có diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh đã được xác định khoảng 15.567 ha. Tỉnh cũng đang nghiên cứu trồng di thực sâm ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích trồng sâm. Cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) hiện diện tại vùng núi Ngọc Linh (huyện Nam Trà My) là loài dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị cao.

Huyện Nam Trà My có 7 xã được quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, gồm Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Leng và Trà Don, với tổng diện tích quy hoạch 15.568ha. Đến nay đã bảo tồn được 100ha cây sâm Ngọc Linh, tương đương 2 triệu cây. Diện tích và số hộ trồng sâm tăng đáng kể, vào năm 2014 số hộ trồng sâm chỉ vào khoảng 110 hộ, với 65ha trồng sâm thì đến nay đã hình thành 93 chốt trồng sâm, với hơn 1.500 hộ dân và hơn 1.650ha đã đăng ký trồng sâm Ngọc Linh.

Nhờ có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay đã thu hút được 19 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm và dược liệu dưới tán rừng, với diện tích đăng ký 364ha. Những chỉ số dược liệu quý từ sâm Ngọc Linh đã đưa giá trị kinh tế các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh tăng lên rất cao. Mỗi héc ta trồng sâm sau 5 năm người dân có thể thu được 30 - 50 tỷ đồng. Cây sâm Ngọc Linh đã trở thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại vùng trồng sâm.

Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sâm Ngọc Linh trở thành nguồn dược liệu góp phần nâng cao đời sống cho người dân tại tỉnh Quảng Nam.

Tại tỉnh Quảng Nam, chợ sâm Ngọc Linh diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 hằng tháng, tại huyện miền núi Nam Trà My - thủ phủ sâm đang ngày càng thu hút khách. Với giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu mỗi kg sâm Ngọc Linh, phiên Chợ sâm ở Quảng Nam đem lại doanh thu tiền tỷ. Giá cả cây sâm Ngọc Linh dần ổn định, các nhà khoa học đã tập trung đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm. Người trồng sâm đã ý thức được việc trồng sâm đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng.

Với những giá trị trên, Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển bền vững và đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Đề án phát triển sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) đến năm 2030 được UBND tỉnh ban hành, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra các mục tiêu ngắn và dài hạn. Đến năm 2025, tỉnh dự định xây dựng vùng bảo tồn nguyên vị (in situ) và vườn sưu tập (ex situ) nguồn gen cây Sâm Việt Nam tại một số vùng sinh thái điển hình có phân bố tự nhiên. Phát triển sản xuất giống cây sâm Ngọc Linh đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất. Tỉnh xây dựng và phát triển vùng sản xuất sâm Ngọc Linh theo hướng công nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh là sản phẩm chủ lực để phát triển Trung tâm Công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Đến năm 2030, địa phương sẽ cung ứng nguồn cây giống đảm bảo về số lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định. Quy mô sản xuất đạt 500.000 cây giống/năm. Hỗ trợ đầu tư, hình thành khoảng 50 - 100 vườn Sâm Ngọc Linh có quy mô lớn cho hộ gia đình và doanh nghiệp; hàng năm sản xuất được 10 - 20 triệu cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi/năm, kể cả cây giống do 2 đơn vị bảo tồn sản xuất.

Cùng với đó, tỉnh hoàn thiện 1 bộ quy trình hướng dẫn về sản xuất cây giống; quy trình về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế và bảo quản cây sâm Ngọc Linh theo tiêu chuẩn của GACP - WHO phù hợp với địa phương trên cơ sở Bộ Tiêu chuẩn quốc gia; cấp chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ; thẩm định, cấp mã số vùng trồng; lập hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận CITES, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng theo quy định đối với các tổ chức, cơ sở thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và sản xuất sâm Ngọc Linh (tự nhiên).

Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh là sản phẩm chủ lực để phát triển Trung tâm Công nghiệp dược liệu tại tỉnh. Ảnh: BQN.

Bên cạnh đó, phát triển vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu sâm Ngọc Linh với diện tích đạt 8.400 ha, phục vụ cho chế biến, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Tổng sản lượng sâm Ngọc Linh đạt khoảng 100 tấn Sâm củ từ 5 năm tuổi trở lên/năm (diện tích khai thác khoảng 300 - 350 ha/năm). Phấn đấu 100% diện tích trồng sâm Ngọc Linh đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý và tổ chức sản xuất hướng theo tiêu chuẩn của GACP - WHO (khoảng 15 - 30% diện tích sản xuất được chứng nhận GACP-WHO). Quảng Nam đặt mục tiêu thu hút từ 100 - 150 tổ chức đầu tư, phát triển sản xuất sâm giống; trồng phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, trong đó có 50% cơ sở sản xuất sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn GMP – WHO.

Đến năm 2045, Quảng Nam sẽ trở thành Trung tâm sản xuất, cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh; ổn định vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh, tổ chức sản xuất hướng theo tiêu chuẩn GACP - WHO (khoảng 50% diện tích sản xuất được chứng nhận GACP -WHO). Phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho người dân.

Địa điểm thực hiện Đề án là huyện Nam Trà My và các huyện có điều kiện sinh thái phù hợp, trồng được cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh. Diện tích quy hoạch để phát triển trồng sâm ở Quảng Nam là hơn 15.500 ha. Tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh là khoảng 850 ha. Qua phân tích, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. Qua kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng, chứng minh sâm Ngọc Linh chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan; cải thiện, gia tăng sức đề kháng… Vì vậy, cây sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là “Quốc bảo” của Việt Nam.

Đề án sẽ góp phần khắc phục tình trạng phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh một cách nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của Đề án là triển khai một cách đồng bộ từ việc tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Để làm được các nhiệm vụ trên, tỉnh Quảng Nam bắt đầu vào thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn Sâm Ngọc Linh được đặt lên hàng đầu, nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống Sâm Ngọc Linh chất lượng, phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh tập trung.

Tỉnh thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sâm Ngọc Linh, xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại. Phát triển hạ tầng vùng trồng sâm Ngọc Linh gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Minh Hòa

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).