0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 02/08/2024 14:32 (GMT+7)

Quả bưởi tươi Việt Nam được cấp phép nhập khẩu sang Hàn Quốc

Theo dõi KT&TD trên

Sau thanh long và xoài, bưởi là loại quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

Ngày 30/7/2024, sau 3 tháng lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã chính thức công bố trên website của APQA quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc.

Quả bưởi tươi Việt Nam được cấp phép nhập khẩu sang Hàn Quốc - Ảnh 1

Từ năm 2018, Cục Bảo vệ thực vật (PPD) (Bộ Nông nghiệ và Phát triển nông thôn Việt Nam) đã khởi động chương trình mở cửa thị trường đối với quả bưởi của Việt nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chỉ thực sự được đẩy nhanh tiến độ sau đại dịch Covid-19.

Sau 2 năm nỗ lực, tích cực phối hợp, trao đổi thông tin để xúc tiến quá trình thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại và trải qua nhiều vòng đàm phán, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc đã thống nhất về mặt kỹ thuật trong cuộc họp song phương vào tháng 04/2024.

Đồng thời, ngày 18/7/2024, Cục Bảo vệ thực vật cũng đăng tải trên website của Cục dự thảo các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với quả bưởi tươi của Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc để các tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tìm hiểu và nắm trước thông tin về các quy định này.

Như vậy, bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, cùng với các loại quả thanh long và xoài. Việc quả bưởi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc là một bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Cả nước hiện có hơn 100.000ha trồng bưởi, với sản lượng hơn 900.000 tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 32.000ha, với sản lượng khoảng 370.000 tấn, được xem là vùng sản xuất trọng điểm.

Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (hơn 8.800ha), Vĩnh Long (hơn 8.600ha), Đồng Nai (hơn 5.400ha). Các giống bưởi nổi tiếng, có tiềm năng xuất khẩu lớn gồm bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...

Trước Hàn Quốc, một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, New Zealand… cũng cấp phép cho trái bưởi tươi Việt Nam. Hiện bưởi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự báo sang năm 2025, con số này sẽ tăng lên thành 14, với sự tham gia của Australia.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam thống kê, cùng với sầu riêng, bưởi là mặt hàng trái cây có giá trị tăng cao, tính từ đầu năm 2023 đến nay. Với thị trường 50 triệu dân, Hàn Quốc là thị trường rất tiềm năng cho trái bưởi Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các bên liên quan tìm hiểu kỹ yêu cầu về kiểm dịch thực vật đối với quả bưởi tươi nhập khẩu vào Hàn Quốc và nhanh chóng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu bưởi sang quốc gia Đông Bắc Á này.

Bạn đang đọc bài viết Quả bưởi tươi Việt Nam được cấp phép nhập khẩu sang Hàn Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.