0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 20/08/2024 15:26 (GMT+7)

Phiên đấu giá đất 19 tiếng ở Hoài Đức: Giá cao đến mức nhiều người phải "lắc đầu ngao ngán"

Theo dõi KT&TD trên

Sau 19 tiếng, đến 4h30 sáng ngày 20/8, phiên đấu giá 19 thử đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) đã ngã ngũ với mức giá trúng cao nhất là 133,3 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2, khiến nhiều người phải "lắc đầu ngao ngán"

Vào 9h ngày 19/8, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức, Hà Nội đã diễn ra phiên đấu giá 19 lô đất có diện tích từ 74-118 m2 tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, với giá khởi điểm thấp nhất từ 7,3 triệu đồng/m2.

Theo thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức, tính tới thời điểm tổ chức phiên đấu giá đã có hơn 700 bộ hồ sơ của khoảng 400 người nộp tham gia đấu giá.

Phiên đấu giá đất 19 tiếng ở Hoài Đức: Giá cao đến mức nhiều người phải "lắc đầu ngao ngán" - Ảnh 1
Vị trí các lô đất vừa được đấu giá.

Để tránh tình trạng thông thầu, bỏ giá thấp gây thất thoát, huyện Hoài Đức cùng đơn vị tư vấn đấu giá đã lựa chọn phương thức đấu nhiều vòng. Khách hàng chỉ được xét giá trúng khi trải qua 6 vòng đấu bắt buộc với mỗi bước giá là 6 triệu đồng/m2.

Cuối cùng, trải qua hơn 19 tiếng đồng hồ (từ 9h sáng ngày 19/8 đến 4h30 sáng ngày 20/8), với 9 vòng đấu, phiên đấu giá này mới kết thúc với lô được trả giá cao nhất là lô LK03-12 có giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm. Đây là lô góc có 3 mặt tiền, rộng hơn 113m2, được trả hơn 15 tỷ đồng.

Trong khi đó, 2 lô đất có giá trúng đấu giá cao thứ 2 lần lượt là lô LK03-6 và LK04-6 giá 127,3 triệu đồng/m2.

14 lô còn lại có giá trúng đấu giá từ 97,3-121,3 triệu đồng/m2. 2 lô trúng có giá đấu giá thấp nhất cũng lên đến 91,3 triệu đồng/m2.

Phiên đấu giá đất 19 tiếng ở Hoài Đức: Giá cao đến mức nhiều người phải "lắc đầu ngao ngán" - Ảnh 2
Giá trúng cuối cùng của phiên đấu giá 19 lô đất.

Một số nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá này cho biết, phiên lần này thu hút được nhiều người tham gia do vị trí khu đất tiếp giáp đường vành đai 4 - Vùng thủ đô. Khu đất cũng đã hoàn thiện hạ tầng đầy đủ. Bên cạnh đó, thời gian tới huyện Hoài Đức sẽ lên quận là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư xuống tiền.

Tuy nhiên, sau khi mức giá trúng cuối cùng được công bố, nhiều người không khỏi nắc đầu ngao ngán vì giá được đẩy lên “quá chát”. Thực tế mức giá này cao hơn nhiều so với thị trường bất động sản xung quanh đây.

Theo một số nhà đầu tư, môi giới, giá đất thổ cư xung quanh khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đang ở mức 80 triệu đồng/m2 đối với đất mặt đường, trong khi mặt ngõ ở mức 40-50 triệu đồng/m2. Khu đất đấu giá vừa xong có thể hưởng lợi sau khi dự án vành đai 4 hoàn thành khi chỉ cách khoảng 100m.

Không ít nhà đầu tư chia sẻ, họ chờ kết quả trúng đấu giá, rồi mua lại từ người trúng và tiếp tục bán lại trên thị trường để ăn phần chênh lệch.

Điều này làm dấy lên lo ngại về việc sai mục đích cuối cùng của các cuộc đấu giá. Đó là giúp người dân có nhu cầu nhà ở có thêm cơ hội mua được đất, nhưng nay đất đấu giá đang có nguy cơ biến thành một loại hàng hoá mới trên thị trường, thậm chí có thể đẩy giá cả khu vực tăng cao, do bàn tay thao túng giá của hội nhóm đầu cơ.

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, sau phiên đấu giá, nhiều sàn môi giới "mọc" lên cạnh khu đất mới được đấu giá. Thậm chí, nhiều "cò đất" dựng ô, kê bàn ghế tư vấn, mời chào khách ngay giữa khu đất.

Phiên đấu giá đất 19 tiếng ở Hoài Đức: Giá cao đến mức nhiều người phải "lắc đầu ngao ngán" - Ảnh 3
Nhiều môi giới dựng ô, kê bàn ghế tư vấn, mời chào khách ngay giữa khu đất vừa trúng đấu giá. (Ảnh: Tiền phong)

Tờ báo này cho hay, môi giới đang trào các lô đất tại đây với mức chênh lệch so với giá trúng dao động từ 250-600 triệu đồng/lô, tùy vị trí. Nếu khách có nhu cầu mua thì môi giới sẽ giới thiệu khách tiến hành ký hợp đồng cọc với chủ đất, tại thời điểm ký hợp đồng, người mua đóng tiền cọc + tiền chênh. Đồng thời hai bên ký ủy quyền định đoạt, sau đó nộp tiền trúng đấu giá theo quy định…

Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức đấu giá 68 lô đất ở khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Phiên đấu giá này đã gây xôn xao giới đầu tư bất động sản lẫn dư luận khi giá trúng cao gấp 7-8 lần giá khởi điểm. Từ giá khởi điểm 8,6-12,5 triệu đồng/m2, giá trúng cao nhất đã vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2.

Ngay sau khi đấu giá kết thúc, nhiều môi giới cũng đã chào mua, bán đất với giá chênh từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/lô (tùy vị trí, diện tích từng lô). Thế nhưng chỉ sau 3 ngày “thổi giá,” các môi giới, nhà đầu cơ đã phải “tháo giá” xuống gần đáy.

Giới chuyên gia cho rằng, nguồn cơn khiến giá đất ngoại thành Hà Nội tăng mạnh gần đây bắt đầu từ việc một số huyện vùng ven sắp được lên quận, đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng xã hội. Nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã được mở rộng, trải nhựa, mang lại bộ mặt khang trang cho vùng nông thôn. Đặc biệt, tuyến đường Vành đai 4 quanh trung tâm Hà Nội hình thành ngày càng rõ, hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế lớn.

Trong khi đó, khoảng vài năm gần đây thị trường địa ốc khan nguồn cung mới, giá chung cư tăng cao. Trong khi đó, về khía cạnh chính sách, kể từ ngày 1/8/2024, luật pháp liên quan bất động sản có hiệu lực đã siết chặt hoạt động phân lô bán nền. Điều này tác động tâm lý nhà đầu tư tìm kiếm sản phẩm đất nền vùng ven, pháp lý chặt chẽ, có giá trị trên dưới 3 tỷ đồng/lô.

Bên cạnh đó, Nghị định 10/20203 về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai" cũng quy định mức tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá là 20% giá trị thửa đất tính theo giá khởi điểm. Nếu không trúng, tiền cọc được trả lại ngay khi phiên đấu giá kết thúc.

Hải An

Bạn đang đọc bài viết Phiên đấu giá đất 19 tiếng ở Hoài Đức: Giá cao đến mức nhiều người phải "lắc đầu ngao ngán". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).