0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 19/01/2024 07:44 (GMT+7)

Ninh Bình: Dự án 2.600 tỷ đồng qua 4 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa xong

Theo dõi KT&TD trên

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Ninh Bình đã có văn bản gửi UBND huyện Hoa Lư đề nghị thu hồi Dự án Nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê do sau hơn 20 năm thi công, dự án "siêu đội vốn" này vẫn không thể hoàn thành.

tm-img-alt

Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, thuộc khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt, triển khai thực hiện năm 2001 với số vốn 72 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, trong đó chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 5 tỉ đồng.

Dự án được phê duyệt với mục tiêu tôn tạo, bảo tồn cảnh quan Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư; phát triển du lịch lễ hội, cải tạo môi trường; tưới tiêu cho hơn 1.000ha đất canh tác và tạo điều kiện giao thông thủy phục vụ dân sinh kinh tế trong vùng dự án.

Ninh Bình: Dự án 2.600 tỷ đồng qua 4 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa xong

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, dự án được thực hiện như nạo vét, xây kè, mở rộng lòng sông đoạn từ cầu Đông đến hang Luồn dài trên 2,6 km và thi công xây lắp các cầu qua sông trên tuyến này là cầu Hội, cầu Yên Trạch và cầu Đông.

Đến năm 2009, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định phê duyệt dự án lần cuối, điều chỉnh vốn lên 2.595 tỷ đồng, tăng 36 lần. Đây là dự án có quy mô lớn đa mục tiêu, thực hiện trên nhiều địa bàn, các hạng mục công trình đi theo tuyến dài hơn 14km, qua các khu dân cư, nghĩa trang.

Tuy nhiên, hơn 2 thập kỷ trôi qua, đến nay đã 24 năm trôi qua và trải qua 4 đời chủ tịch tỉnh nhưng dự án này vẫn dở dang. Do dự án không thể hoàn thành nên toàn bộ công trình vẫn còn ngổn ngang, dang dở nhiều nơi. Trong tổng số 14,25km sông phải nạo vét, đến nay mới nạo vét hơn 12km; xây tường kè hơn 8/14,25km; xây dựng được 3/7 cây cầu; số lượng cống tưới tiêu mới đạt 12/36 cống... Toàn bộ dự án gần 2.600 tỷ đồng này lúc nào cũng như một đại công trường.

Bên cạnh đó, thời gian thực hiện dự án đã lâu, các chính sách pháp luật về đất đai, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư có nhiều thay đổi.

Với những bất cập trên, dự án Nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê được liệt vào diện dừng triển khai thực hiện để quyết toán công trình theo chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình.

Do đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Ninh Bình đã có văn bản gửi UBND huyện Hoa Lư đề nghị thu hồi và phê duyệt quyết toán chi phí hỗ trợ bồi thường GPMB dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê.

Hà Thạch

Bạn đang đọc bài viết Ninh Bình: Dự án 2.600 tỷ đồng qua 4 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa xong. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.