0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 07/10/2023 14:24 (GMT+7)

Ninh Bình: Nhiều vướng mắc, tồn tại trong việc triển khai nhà ở xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang triển khai thực hiện 2 dự án nhà ở xã hội và 7 dự án nhà ở thương mại, dự kiến khi hoàn thành sẽ cung cấp 4.576 căn nhà ở xã hội (tương ứng 602.226m2) và 902 căn nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều tồn tại, vướng mắc.

Ninh Bình: Nhiều vướng mắc, tồn tại trong việc triển khai nhà ở xã hội
Một góc Dự án khu nhà ở và dịch vụ công nhân Khu công nghiệp Gián Khẩu.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, trong các quy hoạch chung đô thị định hướng giải pháp phát triển nhà ở, không xác định riêng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội mà được tổng hợp, tính toán chung trong diện tích phát triển nhà ở. Một số đồ án quy hoạch phân khu đô thị, có định hướng bố trí nhà ở xã hội trong các khu nhà ở cao tầng, nhà ở hỗn hợp.

Cụ thể như, quy hoạch bố trí các khu nhà ở xã hội tại: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở và dịch vụ công nhân Khu công nghiệp (KCN) Gián Khẩu; Quy hoạch cho tiết các tiểu khu VI-16, VI-17, VI-18, VI-19 trong Quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lại tại đô thị loại II và loại III thì trong các quy hoạch, dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Ninh Bình, trong quá trình triển khai thực hiện, xuất hiện một số tồn tại, khó khăn. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 56 Luật Nhà ở quy định đất để xây dựng nhà ở xã hội như sau: “Khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng KCN, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội”, nhưng trong quá trình lập quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn, phải xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội (từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị và quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết xã đều phải bố trí nhà ở xã hội) dẫn đến chồng chéo về quỹ đất nhà ở xã hội trong các cấp quy hoạch.

Ngoài ra, tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định như sau: Khoản 3 Điều 1 quy định “Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn; quy hoạch phát triển KCN; quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trường dạy nghề (trừ viện nghiên cứu khoa học, trường Phổ thông dân tộc nội trú), UBND cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nhà ở xã hội”.

Tại khoản 4 Điều 1 quy định về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị như sau: “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

Việc bố trí 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết của dự án bố trí, có thuận lợi là người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các khu đô thị đồng bộ trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; Thế nhưng vẫn có tồn tại như: Điều kiện kinh tế của các đối tượng sử dụng nhà ở xã hội có sự khác biệt so với đối tượng nhà ở thương mại, các công trình hạ tầng xã hội do các nhà đầu tư thực hiện, dẫn đến thực tế các đối tượng sử dụng nhà ở xã hội khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ (bệnh viện tư nhân, trường học quốc tế…).

Bạn đang đọc bài viết Ninh Bình: Nhiều vướng mắc, tồn tại trong việc triển khai nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.