0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 26/12/2024 14:07 (GMT+7)

“Ôm” đống nợ trái phiếu, Công ty Cổ phần Việt Vương vẫn trúng loạt gói thầu tại EVNNPT

Theo dõi KT&TD trên

Dù gây xôn xao dư luận vì không thể thanh toán được trái phiếu đến hạn và nợ nần “chồng chất” nhưng Công ty Cổ phần Việt Vương vẫn trúng nhiều gói thầu tại Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).

“Ôm” đống nợ trái phiếu, Công ty Cổ phần Việt Vương vẫn trúng loạt gói thầu tại EVNNPT
Bên trong nhà máy sản xuất thép của Công ty Cổ phần Việt Vương. (Ảnh: https://vvjsc.com/).

Trúng loạt gói thầu tại EVNNPT

Ngành nghề chính của Công ty Cổ phần Việt Vương (gọi tắt là Công ty Việt Vương) là “Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất, chế tạo, mạ kẽm nhúng nóng các loại xà, giá, trụ, cột thép phục vụ thi công các công trình điện cao, hạ thế và các ngành công nghiệp khác; Sản xuất, chế tạo các loại bồn chứa nước phục vụ ngành công nghiệp và dân dụng”.

Công ty Việt Vương có Giấy chứng nhận ĐKKD số: 2600355706 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu ngày 27/07/2006; Trụ sở chính: Khu công nghiệp Thụy Vân, xã Thụy Vân, thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ.

Doanh nghiệp này chính thức tham gia hệ thống đấu thầu qua mạng từ ngày 01/10/2014. Mặc dù rất nỗ lực tham gia các gói thầu, nhưng kết quả đa phần là… trượt. Dữ liệu đấu thầu ghi nhận, nhà thầu này từng tham gia 95 gói thầu, trong đó trúng 44 gói, trượt 47 gói, 4 chưa có kết quả. Tổng giá trị các gói thầu đã trúng (bao gồm liên danh) là 1.913 tỷ đồng. Tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là hơn 1.523 tỷ đồng.

Mặc dù trượt rất nhiều, nhưng Công ty Việt Vương lại có một số bên mời thầu (BMT) “quen mặt”. Công ty đã có hơn 1 lần trúng thầu dù có bức tranh tài chính bê bết như: Nợ chồng chất, không thể thanh toán trái phiếu đến hạn tới mức gây ồn ào.

Cụ thể, ngày 2/5/2024, Công ty Việt Vương trúng thầu trong liên danh với Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam tại Gói thầu 21-ĐTRR/VCC/2024: Cung cấp cột anten dây co phục vụ triển khai Dự án trạm BTS cho thuê năm 2024 khu vực miền Bắc - Đợt 1 của chủ đầu tư/BMT là Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction). Giá gói thầu là 37,4 tỷ đồng.

Ngày 27/1/2024, nhà thầu này trúng Gói thầu số 9: Cung cấp và vận chuyển cột thép của chủ đầu tư EVNNPT. Giá gói thầu là 145 tỷ đồng.

Ngày 4/2/2024, trúng tiếp Gói thầu số 30: Cung cấp và vận chuyển cột thép từ VT59 - VT78 (không bao gồm thanh stub bar) của chủ đầu tư EVNNPT. Giá gói thầu 83 tỷ đồng.

Ngày 3/2/2024, Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam và Công ty Việt Vương trúng Gói thầu số 58: Cung cấp và vận chuyển cột thép từ VT237 đến VT261 (không bao gồm thanh Stub bar) của EVNNPT. Giá gói thầu 62,2 tỷ đồng.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, nhà thầu này đã tham gia 33 gói thầu, trong đó trượt 23 gói, trúng 9 gói và 1 gói chưa có kết quả. Đây cũng là năm ghi nhận Công ty Việt Vương tích cực tham gia nhiều gói thầu nhất kể từ năm 2017 đến nay.

Trái phiếu quá hạn, nợ chồng chất

Đáng chú ý, dù Công ty Việt Vương trúng nhiều gói thầu tại EVNNTP nhưng thực tế doanh nghiệp này đang vướng nhiều khoản nợ, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp.

“Ôm” đống nợ trái phiếu, Công ty Cổ phần Việt Vương vẫn trúng loạt gói thầu tại EVNNPT
Dữ liệu đấu thầu của Công ty Việt Vương từ năm 2017 đến nay.

Cụ thể, Công ty Việt Vương phát hành lô trái phiếu riêng lẻ có mã VVCCH2122001 vào ngày 3/8/2021, giá trị 150 tỷ đồng với kỳ hạn là 12 tháng, lãi suất 11%/năm, đáo hạn ngày 3/8/2022.

Tài sản đảm bảo 1 là 75% cổ phần của Công ty Việt Vương, tài sản đảm bảo 2 là một số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ thuộc sở hữu của ông Lê Phượng Hoàng. Mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty Việt Vương.

Tuy nhiên, khi trái phiếu đáo hạn, Công ty Việt Vương đã không thể thanh toán cho nhà đầu tư như đã hẹn. Tới ngày 11/8/2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTS), đơn vị tham gia vào quá trình phát hành lô trái phiếu này đã ra thông báo với nội dung, gần đây CTS đã tiếp nhận nhiều thông tin từ các nhà đầu tư về việc đến hạn thanh toán nhưng vẫn chưa nhận được khoản thanh toán tiền gốc trái phiếu mã VVCCH2122001 do Công ty Việt Vương phát hành.

Và cho đến nay, Công ty Việt Vương vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình với nhà đầu tư khi nợ vẫn là con số khổng lồ. Theo một số nguồn tin, mới đây, các trái chủ đã tiếp tục có đơn gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiến nghị và đề nghị xác minh việc này. Trong đó, cần làm rõ việc Công ty Việt Vương không sử dụng nguồn vốn đúng mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ. Một tài sản vừa thế chấp cho ngân hàng, vừa thế chấp cho các trái chủ. Đồng thời, không có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất như cam kết. Các trái chủ cho rằng, hành vi của Công ty Việt Vương đã có dấu hiệu của hành vi lừa dối khách hàng để chiếm đoạt tài sản.

Về tình hình kinh doanh, đến hết ngày 31/12/2023, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Công ty Việt Vương ở mức 1.145 tỷ đồng.

Có thể thấy, nợ vay và yếu tố chính cấu thành nên tổng nợ. Trong khi, nợ phải trả của doanh nghiệp này lên tới 1.477 tỷ đồng, cao gấp 3,8 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 79% tổng nguồn vốn công ty.

Trong khi nợ nần chồng chất, Công ty Việt Vương chứng kiến thua lỗ cao ngất ngưởng. Trong năm 2023, công ty đạt 745 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, do các chi phí quá cao khiến Công ty Việt Vương lỗ sau thuế 121 tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết “Ôm” đống nợ trái phiếu, Công ty Cổ phần Việt Vương vẫn trúng loạt gói thầu tại EVNNPT. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
DOJI Group đồng hành Festival Huế 2025
Sự đồng hành của Tập đoàn DOJI không chỉ góp phần nâng cao tầm vóc của Festival Huế 2025, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Câu chuyện thành công của các ông lớn trà sữa
Sự thành công của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng không chỉ là kết quả của hương vị độc đáo hay xu hướng thị trường mà còn được định hình bởi chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Đây là một hành trình dài hàng chục năm, không ngựa tốc độ tăng trưởng mà lựa chọn một lối đi khác biệt.

Tin mới

Điểm lại “biến động” lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng
Lãi suất cho vay mua nhà thuộc nhóm NHNN và ngân hàng thương mại trong quý I đã có sự thay đổi sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với gói hỗ trợ vay bất động sản hầu hết các ngân hàng nhập cuộc với chương trình cho vay mua nhà với lãi suất thấp, đặc biệt hướng đến nhóm khách hàng trẻ.
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025
Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên SP.