0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 05/03/2024 09:36 (GMT+7)

Người Việt chi 1,4 tỉ USD để gọi đồ ăn online

Theo dõi KT&TD trên

Bất chấp xu hướng chững lại của một số thị trường, giá trị chi tiêu trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam vẫn đạt tổng giá trị lên đến 1,4 tỷ USD; tương đương 35.000 tỷ đồng (khoảng 90 tỷ đồng một ngày).

Theo báo cáo về ứng dụng giao đồ ăn tại Đông Nam Á của Momentum Works, giá trị đơn hàng đặt qua các ứng dụng tại Việt Nam năm 2023 tăng 30% so với năm trước đó, là mức tăng nổi bật so với các nước trong khu vực.

So với các nước, quy mô giá trị đơn hàng (GMV) 1,4 tỷ USD của Việt Nam vẫn kém hơn mức 2,4 tỷ USD của Malaysia, 2,5 tỷ USD của Phillipnes và Singapore hay 3,7 tỷ USD của Thái Lan... Ngoại trừ Việt Nam, hầu hết thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á đều rơi vào cảnh chững lại.

Người Việt chi 1,4 tỉ USD để gọi đồ ăn online - Ảnh 1

Tại Việt Nam, miếng bánh thị phần trong năm qua được chia tương đối đồng đều cho 2 gã khổng lồ là Grab và ShopeeFood, lần lượt chiếm 47% và 45%. Bên cạnh hai ứng dụng trên, lượng thị phần ít ỏi còn lại nằm trong tay Baemin (5%) và Gojek (3%).

Trên thực tế, không chỉ Việt Nam, dịch vụ giao đồ ăn của Grab cũng đang dẫn đầu tại 5 quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia, Phillipnes, Singapore, Indonesia. Trong khi đó, Việt Nam đang là thị trường lớn nhất của ShopeeFood với hơn 600 triệu USD GMV, chiếm 40% tổng GMV khu vực Đông Nam Á của ông lớn này.

Bước sang năm 2024, thị phần giao đồ ăn của Việt Nam dự kiến xáo trộn mạnh sau khi Baemin quyết định rút lui vào tháng 12 năm ngoái. Bắt đầu kinh doanh từ năm 2019 sau thương vụ thâu tóm ứng dụng Vietnammm, Baemin đã phải trải qua thời gian khó khăn khi liên tục đối mặt với trở ngại mới, bao gồm dịch bệnh và nền kinh tế bất ổn sau đại dịch.

Người Việt chi 1,4 tỉ USD để gọi đồ ăn online - Ảnh 2

“Quyết định rời khỏi Việt Nam của Baemin được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như thực trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường nước sở tại”, thông báo của công ty nêu rõ.

Tính chung cả khu vực Đông Nam Á, Grab ước tính chiếm 55% GMV, tương đương 9,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm trước. Foodpanda và Gojek đóng góp lần lượt 15,8% (2,7 tỷ USD) và 10,5% (1,8 tỷ USD) vào tổng GMV, giảm lần lượt 12,9% và 10% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, Shopee và Lineman chứng kiến sự tăng trưởng đáng chú ý khi đóng góp lần lượt 8,8% (1,5 tỷ USD) và 8,1% (1,4 tỷ USD).

Một trong những xu hướng đáng chú ý trong năm 2023 là sự gia nhập và mở rộng ồ ạt của các thương hiệu F&B đến từ Trung Quốc. Người tiêu dùng có thể dễ dàng cảm nhận sự thay đổi trên thị trường khi những thương hiệu như Mixue khai trương gần 4.000 cửa hàng trên khắp Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, thương hiệu kem và đồ uống bình dân với biểu tượng người tuyết đóng góp hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền.

Hay Cotti Coffee, thương hiệu với hơn 6.000 cửa hàng trên toàn cầu, cũng quyết định nhảy vào thị trường Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Singapore trong năm 2023.

Bạn đang đọc bài viết Người Việt chi 1,4 tỉ USD để gọi đồ ăn online. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.
Trà và cà phê trong văn hóa đại chúng
Trà và cà phê không chỉ là những thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa đại chúng trên toàn thế giới.
Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Đồ uống sức khỏe lên ngôi – Tương lai nào cho bia và nước ngọt?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng. Các sản phẩm đồ uống chăm sóc sức khỏe ngày càng chiếm lĩnh thị phần, trong khi những mặt hàng truyền thống như bia và nước ngọt có ga đang phải đối mặt với không ít thách thức.

Tin mới