0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 26/02/2024 14:20 (GMT+7)

Lừa đảo online, “chiêu trò cũ, nạn nhân mới”

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian qua, dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo vẫn còn rất nhiều người “sập bẫy” lừa đảo qua mạng. Sở dĩ số lượng bị hại ngày càng tăng lên là do chiêu trò lừa đảo biến tướng mỗi ngày và ngày càng tinh vi hơn.

Mở gian hàng online mất ngay nửa tỉ

Từng có ý định tự tử vì vừa bị kẻ xấu lừa đảo qua mạng số tiền lên tới 500 triệu đồng, anh Lê Ngọc P (Thanh Xuân, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ với phóng viên. Theo đó, một người bạn từ lâu không liên lạc bỗng dưng kết nối lại với anh P và rủ anh P mở gian hàng online bán hàng cho người nước ngoài.

Cụ thể, người bạn này bảo anh P tải về một phần mềm rồi vào đó lấy các mặt hàng có sẵn như: vali, mỹ phẩm, đồ gia dụng từ tổng kho của công ty... tải lên gian hàng của mình kèm giá bán.

Khi khách đặt hàng, anh P sẽ phải bỏ tiền ra lấy hàng để bán cho khách. Khoảng 2,3 ngày sau khi tiền về, công ty sẽ trả tiền cho anh P Ngoài số tiền gốc bỏ ra mua hàng, anh P sẽ được công ty trả 15% hoa hồng.

Chỉ trong vòng 1 tuần, anh P đã bán được 4 đơn hàng là 4 chiếc vali, trị giá 19 triệu đồng và điều quan trọng là 4 đơn hàng đó anh P được công ty trả cả gốc và hoa hồng rất “trơn”.

Lừa đảo online “chiêu trò cũ nạn nhân mới”
Tin nhắn của các đối tượng lừa đảo gửi đến người dân.

Thế nhưng, đến đơn hàng thứ 5 thì anh P gặp trục trặc. Anh P kể lại: “Không hiểu sao cứ đơn hàng sau luôn cao hơn đơn hàng trước. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải nộp nhiều tiền hơn để nhập hàng. Và đến đơn hàng thứ 6, người ta mua xỉ nên tôi đã phải nộp vào hơn 100 triệu để nhập hàng. Nhưng khi tôi nộp tiền thì ứng dụng báo lỗi. Tôi hốt hoảng gọi cho người phụ trách bán hàng trực tiếp mình thì người này nói thi thoảng hệ thống lỗi. Mỗi lần như thế lại phải nộp thêm thì mới rút được số tiền cũ”.

Để có tiền nộp vào anh P đã phải vay mượn người thân, bạn bè. Và khi số tiền nộp đến hơn 500 triệu thì anh P đã không thể liên lạc được với người quản lý của mình. Đến lúc này anh P mới phát hiện ra mình bị lừa.

Tương tự, chị Nguyễn Thị T (xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Nội) cũng bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo. Khoảng tháng 10/2023 chị T nhận được tin nhắn mời chào làm cộng tác viên đặt hộ đơn hàng cho một sàn thương mại điện tử nhằm tạo độ “hot” cho sản phẩm đang bán trên sàn. Chị T được một người tên Thái kết bạn zalo và được giao nhiệm vụ đặt hộ đơn hàng, mỗi đơn thành công sẽ được nhận 10% giá trị đơn hàng.

Chị T kể lại: “Hai lần đầu giá trị đơn mua hộ không cao, trên dưới 1 triệu đồng. Tôi nhận được tiền hoàn lẫn hoa hồng ngay sau khi đơn được thực hiện thành công. Tuy nhiên đến lần thứ 3 tôi được giao 5 nhiệm vụ liên tiếp nhau và giới hạn thời gian thực hiện rất gấp, số tiền mỗi đơn cũng tăng lên 4-5 triệu đồng/đơn. Thế nhưng sau đó không thấy chuyển lại, tôi hỏi nhân viên thì được giải thích là cứ thực hiện xong hết nhiệm vụ liền kề sẽ được hoàn tiền sau. Nếu dừng thì tài khoản của tôi bị đóng băng và sẽ mất phí kích hoạt lại. Đâm lao thì phải theo lao, tôi đành thực hiện tiếp những lần sau đó. Sau khi thấy số tiền đã mất hơn 20 triệu đồng, tôi liên hệ lại với nhân viên tên Thanh thì số điện thoại, Zalo, Facebook đều khóa. Tôi nhờ người giúp đỡ, gọi lên tổng đài chăm sóc khách hàng của sàn thì được biết không có nội dung công việc này cũng không có nhân viên có tên, số điện thoại như vậy”, chị M. cho hay.

Lừa đảo online “chiêu trò cũ nạn nhân mới”
Chị T kể lại sự việc mình bị các đối tượng lừa đảo.

Trước tình trạng này, đại diện một sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam xác nhận có xảy ra tình trạng này. Các đối tượng đã mạo danh sàn thương mại điện tử lớn để lừa đảo người dùng thông qua hình thức tuyển dụng cộng tác viên đặt hàng theo yêu cầu và thanh toán đơn hàng qua tài khoản ngân hàng do các đối tượng này chỉ định sẵn để chiếm đoạt. Sau khi “lùa” được người dùng, các đối tượng sẽ chặn số điện thoại và lặn mất tăm.

Theo sàn này, một số đối tượng còn làm giả các tài liệu của sàn như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giả mạo về con dấu, chữ ký của giám đốc điều hành… trong các văn bản cam kết thanh toán hoa hồng nhằm lấy lòng tin của người bị hại.

Trước đây, các sàn TMĐT cũng đã nhiều lần cảnh báo với người dùng của họ về tình trạng này. Đơn cử như sàn Shopee liên tục gửi cảnh báo khách hàng không tham gia các hoạt động nạp tiền và hứa hẹn được trả hoa hồng, không thực hiện bất kỳ giao dịch hoặc cung cấp thông tin nào bên ngoài ứng dụng và các website/ trang thông tin chính thức của Shopee. Đồng thời, nhanh chóng báo cáo với Shopee khi nhận thấy hoạt động nào mà họ cho là đáng ngờ.

Các sàn TMĐT cũng thường xuyên khuyến cáo khách hàng khi nghi vấn gặp trường hợp tương tự như trên cần lưu lại bằng chứng giao dịch như tên người liên hệ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, địa chỉ… để gửi cơ quan Công an, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ.

Người dân cần nâng cao cảnh giác

Ngày 8/3/2023, Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an cho biết đã khởi tố 23 bị can để điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chuyên án phối hợp giữa C02 và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điều tra ban đầu xác định từ tháng 3 đến tháng 7/2023, các bị can đăng bài tuyển cộng tác viên làm việc online trên các sàn thương mại điện tử giả mạo Shopee, Lazada, Tiki...

Theo quảng cáo, người tham gia được hưởng hoa hồng 12 - 15% giá trị mỗi đơn hàng. Sau khi bị hại liên hệ, nhóm này sẽ gửi link web giả mạo Shopeemall để lập tài khoản, chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để mua đơn hàng có sẵn. Ngoài ra, các bị can còn lôi kéo người chơi tham gia theo dõi TikTok, nhe nhạc MP3 để được trả công 10.000 - 50.000 đồng/lần.

Một chiêu thức khác là lập tài khoản trên trang web Co..., Gor...com, SX...com, ua8....com, các trang có giao diện như trang web đánh bạc trực tuyến, máy chủ đặt tại Campuchia. Khi người chơi đặt cược lệnh tài xỉu, chẵn lẻ sẽ được chúng hứa trả hoa hồng 30 - 65% trên tổng số tiền mỗi lần đặt.

Lừa đảo online “chiêu trò cũ nạn nhân mới”
Các đối tượng lừa đảo bị cơ quan công an bắt giữ.

Sau khi bị hại chuyển tiền bằng cách mời gọi như trên đến tài khoản ngân hàng cung cấp sẵn, nhóm lừa đảo sẽ gửi qua Telegram một hợp đồng bảo hiểm cam kết bảo đảm an toàn 100% vốn cho khách hàng.

Thời gian đầu, khi số tiền ít, các bị can sẽ cho bị hại rút tiền về tài khoản ngân hàng để dụ dỗ. Khi số tiền lớn hơn, nhóm này lấy nhiều lý do như sai số tài khoản ngân hàng, đặt cược sai lệnh... để không cho rút tiền.

Nhóm lừa đảo còn mời gọi khách hàng chuyển thêm tiền để được rút hết số tiền đã nộp vào. Khi thấy bị hại không còn khả năng chuyển tiền, chúng liền chặn liên lạc, xóa tài khoản để chiếm đoạt tiền.

Theo C02, nhóm này đã dùng 18 tài khoản mở tại các ngân hàng như Bản Việt, Eximbank, HDBank, MBbank, MSB, Vietcombank... để bị hại chuyển tiền. Đầu tháng 1, C02 và Cục An ninh mạng phối hợp cùng chính quyền Campuchia bắt các nghi phạm di lý về Việt Nam để xử lý.

Mới đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã đưa ra cảnh báo phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội để dụ tuyển cộng tác viên hòng lừa đảo.

Cụ thể, sau khi trao đổi và người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ, các đối tượng lừa đảo hướng dẫn cộng tác viên thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng. Đặc biệt, các đối tượng lừa đảo yêu cầu cộng tác viên phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước, với hứa hẹn sau đó sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.

Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát, bị chiếm đoạt tài sản, người dân phải nâng cao cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online.

Quang Anh

Bạn đang đọc bài viết Lừa đảo online, “chiêu trò cũ, nạn nhân mới”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.