0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 13/11/2024 12:00 (GMT+7)

Một số thông tin về thị trường rau quả

Theo dõi KT&TD trên

Sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước trong 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, như: sầu riêng tăng hơn 20%; xoài tăng 3,6%; cam tăng 2,3%.

Nhu cầu của thị trường thế giới tăng trong dịp lễ tết cuối năm, cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư sẽ là những yếu tố chính giúp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số loại trái cây xuất khẩu chủ lực không phải vào đúng vụ sẽ khiến nguồn cung thu hẹp, ước tính xuất khẩu tháng cuối năm có thể giảm đáng kể, nhất là sầu riêng. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2024 sẽ tăng 25% so với năm 2023, đạt hơn 7 tỷ USD.

Tình hình cung-cầu, diễn biến giá các loại rau quả:

Tháng 10/2024, thời tiết thuận lợi hơn, nguồn cung rau quả nhìn chung khá dồi dào. Tính chung 10 tháng năm 2024, sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước đều tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, trong đó: sầu riêng tăng hơn 20%, lên hơn 1,1 triệu tấn; xoài đạt 858 nghìn tấn tăng 3,6%; cam tăng 2,3%, lên 1,15 triệu tấn; riêng thanh long giảm 4,8%, còn 841,7 nghìn tấn.

Nguồn cung các mặt hàng trái cây, rau củ dồi dào hơn nên giá nhiều loại rau quả giảm so với tháng trước đó. Cụ thể

+ Thanh long

Trong tháng 10/2024, sản lượng thu hoạch thanh long ước đạt 147,3 nghìn tấn; Lũy kế 10 tháng năm 2024, sản lượng ước đạt 841,7 nghìn tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thanh long của Bình Thuận ước đạt 405 nghìn tấn; Tiền Giang ước đạt 207 nghìn tấn, Long An là 142 nghìn tấn; Bà Rịa – Vũng Tàu ước thu hoạch 9,3 nghìn tấn; Trà Vinh là 12,5 nghìn tấn; Đồng Nai là 15,1 nghìn tấn; Vĩnh Long là 4,4 nghìn tấn; Thanh Hóa là 4,2 nghìn tấn; Đắk Lắk đạt 5,8 nghìn tấn; Hải Dương đạt 4,3 nghìn tấn; các tỉnh còn lại thu hoạch khoảng 32,1 nghìn tấn thanh long.

Trong tháng 10/2024, giá thanh long nhìn chung ít biến động so với tháng trước đó. Tại Tiền Giang, giá thu mua thanh long ruột đỏ loại I dao động từ 20.000 - 24.000 đ/kg; loại 2 có giá 16.000 – 18.000 đ/kg; loại 3 từ 10.000 – 15.000 đ/kg. Giá thu mua thanh long ruột trắng từ 12.000 đ/kg – 17.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg so với tháng 9/2024. Còn tại các chợ ở Hà Nội, giá bán lẻ thanh long ruột đỏ loại I dao động từ 40.000 – 50.000 đ/kg; thanh long ruột trắng từ 30.000 – 35.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg so với tháng trước đó.

+ Mít Thái

Trong tháng 10/2024, thời tiết thuận lợi hơn, nguồn cung tăng khiến giá mít giảm đáng kể so với tháng trước đó. Cụ thể: tại các tỉnh vùng ĐBSCL, giá thu mua mít Kem nhất có giá từ 29.000 – 30.000 đ/kg, giảm 10.000 đ/kg so với tháng 9/2024; mít Kem nhì từ 20.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg; mít Kem ba từ 7.000 đ/kg, giảm 8.000 đ/kg; mít chợ còn khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg.

Tại khu vực miền Đông, giá mít Nhất từ 17.000 đ/kg – 18.000 đ/kg, giảm 10.000 đ/kg; mít Nhì từ 9.000 đ/kg, giảm 6.000 đ/kg so với tháng 8/2024.

+ Xoài

Trong tháng 10/2024, giá nhiều loại xoài tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm so với tháng trước đó. Cụ thể: giá xoài keo xanh thu mua ở mức 10.000 – 12.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg; xoài keo bao trái là 15.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg; xoài ba màu là 15.000 đ/kg; xoài cát Hòa Lộc (loại 3 trái/kg) có giá từ 40.000 – 42.000 đ/kg, giảm 3.000 đ/kg; xoài cát Chu loại I từ 30.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg so với tháng 9/2024.

Còn trên thị trường bán lẻ, tại Tp. Hồ Chí Minh, giá bán lẻ xoài cát Chu dao động từ 45.000 – 50.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg so với tháng trước; xoài cát Hòa Lộc từ 50.000 – 60.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg.

+ Sầu riêng

Trong tháng 10/2024, sản lượng thu hoạch sầu riêng giảm đáng kể khi sầu riêng Tây Nguyên vào cuối vụ thuận, trong khi sầu riêng các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ vào vụ nghịch. Sản lượng sầu riêng cả nước ước đạt 154,2 nghìn tấn, giảm 15% so với tháng 9/2024. Tính chung 10 tháng năm 2024, sản lượng ước đạt 1,139 triệu tấn, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Tiền Giang thu hoạch 361 nghìn tấn, Đắk Lắk 259 nghìn tấn, Đồng Nai là 87,8 nghìn tấn, Lâm Đồng 115 nghìn tấn, Vĩnh Long là 57 nghìn tấn, Cần Thơ là 39 nghìn tấn, Bình Phước 39,5 nghìn tấn, Đắk Nông là 38 nghìn tấn, Tây Ninh 26 nghìn tấn, Gia Lai là 26,8 nghìn tấn, các tỉnh còn lại thu hoạch khoảng 90,8 nghìn tấn.

Nguồn cung sầu riêng thu hẹp khiến giá sầu riêng tăng mạnh trong tháng 10/2024. Giá thu mua sầu riêng Ri6 đẹp từ 100.000 - 105.000 đ/kg, tăng 40.000 đ/kg; sầu riêng Ri6 xô ở mức 85.000 – 90.000 đ/kg, tăng 45.000 đ/kg. Sầu riêng Thái loại đẹp có giá từ 130.000 - 135.000 đ/kg, tăng 45.000 đ/kg; còn sầu riêng Thái xô tăng lên mức 115.000 – 130.000 đ/kg, tăng 45.000 đ/kg.

Tình hình xuất nhập khẩu rau quả:

+ Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 9/2024 đạt 917,2 triệu USD, tăng 8,7% so với tháng 8/2024 và tăng 37,5% so với tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024, kim ngạch đạt 5,6 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu sang thị trường hàng đầu là Trung Quốc; ngoài ra, xuất khẩu sang Thái Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc cũng tăng khá mạnh.

Biểu đồ1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả (bao gồm chế biến) của Việt Nam qua các tháng năm 2023 - 2024

(ĐVT: Triệu USD)

Một số thông tin về thị trường rau quả

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong tháng 9/2024, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 709,9 triệu USD, tăng 20,1% so với tháng 8/2024 và tăng 44,5% so với tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 67,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Thái Lan đạt 38,8 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 78,0% so tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 202,3 triệu USD, tăng 87,2% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 3,6%. Xuất khẩu tới Hoa Kỳ đứng thứ ba với kim ngạch đạt 27,1 triệu USD, giảm 27,3% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 29,1% so tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 254,2 triệu USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm tỷ trọng 4,5%. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 9/2024 đạt 11,4 triệu USD, giảm 38,6% so với tháng 8/2024 và giảm 43,1% so tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 168,7 triệu USD, giảm 3,0% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm tỷ trọng 3,0%.

Về chủng loại, sầu riêng tiếp tục là chủng loại trái cây xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 9/2024 với kim ngạch 673,8 triệu USD, tăng 24,9% so với tháng 8/2024; Lũy kế 9 tháng năm 2024, kim ngạch đạt 2,82 tỷ USD, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Trong khi mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là thanh long vẫn trong xu hướng giảm, kim ngạch trong tháng 9/2024 giảm 4,4% so với tháng 8/2024; 9 tháng năm 2024 giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2023, xuống 391,6 triệu USD. Ngoại trừ thanh long thì các loại rau quả xuất khẩu chủ lực khác như: nhãn, dừa, xoài, mít đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Trong các tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng từ các thị trường thế giới vào dịp cuối năm, nhất là Trung Quốc, cộng với hiệu quả từ các Hiệp định thương mại và các Nghị định thư. Tuy nhiên, cuối năm, một số loại trái cây xuất khẩu chủ lực như sầu riêng, xoài, mít, nhãn… vào vụ nghịch sẽ khiến nguồn cung thu hẹp, dự báo xuất khẩu trong tháng tới có thể giảm đáng kể, nhất là ở mặt hàng sầu riêng. Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dự báo sẽ tăng 25% so với năm 2023, lên hơn 7 tỷ USD.

+ Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 9/2024 đạt 211,9 triệu USD, giảm 3,8% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 21,3% so với tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, lên 1,6 tỷ USD.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 102,5 triệu USD trong tháng 9/2024, tăng 2,3% so tháng 8/2024 và tăng 17,8% so tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 696,5 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 43,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả. Tiếp theo là nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 28,6 triệu USD, giảm 19,1% so tháng 8/2024, nhưng tăng 55,1% so tháng 9/2023; Lũy kế 9 tháng năm 2024 là 304,8 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 18,4% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu rau quả trong 9 tháng năm 2024 tăng chủ yếu từ các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ và Myanmar và với các mặt hàng chính như quýt, táo và dừa.

Bạn đang đọc bài viết Một số thông tin về thị trường rau quả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.