0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 31/10/2023 07:02 (GMT+7)

Một doanh nghiệp xây dựng báo lãi quý III/2023 tăng 34%, vay nợ tài chính tăng vọt gấp 200 lần

Theo dõi KT&TD trên

Bất chấp nhiều khó khăn bủa vây trên thị trường xây dựng và bất động sản, mới đây Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với kết quả lãi ròng gần 24 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp xây dựng báo lãi quý III/2023 tăng 34%, vay nợ tài chính tăng vọt gấp 200 lần
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC báo lãi gần 24 tỷ đồng trong quý III/2023.

Báo lãi trong khi thị trường gặp khó

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (HOSE: ACC) tiền thân là Công ty Cổ phần Bê tông Becamex – BecamexACC và được thành lập vào năm 2008. Đây là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông nhựa nóng, cống bê tông cốt thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn, thi công xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, dân dụng và công nghiệp, xây lắp điện, sơn kẻ đường và các dịch vụ cho thuê xe-máy-thiết bị, cẩu lắp, vận chuyển hàng hóa, kinh doanh bất động sản...

Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC đã công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ quý III/2023. Theo đó, trong quý III, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt170,6 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Trong đó, phần lớn doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ đến từ doanh thu thi công công trình với 147,3 tỷ đồng; tiếp đó là doanh thu từ cung cấp dịch vụ, hàng hóa với 21,5 tỷ đồng; lĩnh vực doanh thu bán thành phẩm cũng đưa về cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC 1,7 tỷ đồng. Ngược chiều, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC giảm mạnh hơn 70% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,7 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp xây dựng báo lãi quý III/2023 tăng 34%, vay nợ tài chính tăng vọt gấp 200 lần
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ cho quý III/2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC.

Trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC đạt 17,9 tỷ đồng, giảm 18,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, khoản thu nhập khác của doanh nghiệp lên tới 12,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước không ghi nhận. Theo thuyết minh của doanh nghiệp, đây là khoản thu từ việc chấm dứt biên bản làm việc số 02-01/2022/BBLV/ITC-ACC, 02-02/2022/BBLV/ITC-ACC ngày 30/12/2022 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC.

Kết quả, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC báo lợi nhuận sau thuế trong quý III/2023 đạt 23,9 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC ghi nhận đạt 42,7 tỷ đồng, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo giải trình biến động lợi nhuận quý III/2023 của công ty, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý III/2023 của công ty tăng so với cùng kỳ năm 2022, nguyên nhân là do chi phí giá vốn sản xuất và thi công giảm nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng (lợi nhuận gộp tăng) dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng.

Vay dài hạn tăng đột biến

Tính đến ngày 30/9/2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC có tổng cộng tài sản đạt 2.245 tỷ đồng, tăng 6,9% so với con số hồi đầu năm. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC chỉ nắm 14,8 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, con số này giảm tới 86,5% so với con số đầu năm. Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC ở mức 993,5 tỷ đồng, tăng 8,9%, trong đó chiếm phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với hơn 478 tỷ đồng và hàng hóa bất động sản gần 471 tỷ đồng. Trong mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC, đáng chú ý là Nhà ở hình thành trong tương lai dự án Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh gần 318,9 tỷ đồng, đây là dự án có quy mô 17,431 m2 do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC làm chủ đầu tư và đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý để được cấp phép xây dựng trong thời gian tới theo kế hoạch.

Một doanh nghiệp xây dựng báo lãi quý III/2023 tăng 34%, vay nợ tài chính tăng vọt gấp 200 lần
Khu công nghiệp VSIP II là một trong những dự án công trình thi công của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC.

Phía bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC đạt 1.071 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Đáng chú ý, khoản vay tài chính dài hạn bất ngờ tăng vọt từ con số 999 triệu đồng hồi đầu năm lên đến 199,7 tỷ đồng, tức mức tăng gấp gần 200 lần đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn chủ yếu đến từ khoản vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) – chi nhánh Tây Hồ với 199,1 tỷ đồng, ngoài ra là khoản vay đến từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai với 662 triệu đồng.

Trên sàn giao dịch chứng khoán, tính tới 13 giờ 30 phút chiều ngày 30/10, cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC giảm 3,9%, qua đó đưa thị giá của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC về mức 11.000 đồng/cổ phiếu.

Bạn đang đọc bài viết Một doanh nghiệp xây dựng báo lãi quý III/2023 tăng 34%, vay nợ tài chính tăng vọt gấp 200 lần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về các vướng mắc của doanh nghiệp do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế biến sâu cà phê và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.
DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.
Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe.

Tin mới

Nghịch lý trong trải nghiệm cà phê chuỗi
Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động với hàng loạt các hoạt động truyền thông rầm rộ, đặc biệt là trong các dịp Lễ Tết lớn.
Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động
Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Hơn 80.000 shop rời sàn thương mại điện tử
Theo thống kê từ các nền tảng thương mại điện tử, lượng nhà bán hàng hoạt động trên sàn trong nửa đầu năm 2025 đã giảm hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024, và giảm tổng cộng hơn 80.000 gian hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.