0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 06/05/2025 08:43 (GMT+7)

Lý do có 128 xã không bị sáp nhập

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bộ Nội vụ, dự kiến cả nước có 128 cấp xã giữ nguyên trạng do đã đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc có vị trí biệt lập không thực hiện sắp xếp.

Bộ Nội vụ cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả các tỉnh, thành phố đã gửi đầy đủ hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã. Cụ thể, trong số đó có 23 hồ sơ đề án cấp tỉnh và 63 hồ sơ đề án cấp xã được nộp từ các địa phương.

Trên cơ sở các hồ sơ đề án này, Bộ Nội vụ sẽ tiến hành thẩm định và xây dựng thành một hồ sơ đề án chung của Chính phủ về sắp xếp, hợp nhất đối với 52 tỉnh, thành phố theo định hướng sáp nhập của Trung ương. Trong số đó, có 11 tỉnh, thành phố sẽ giữ nguyên đơn vị hành chính, trong khi các địa phương khác sẽ được phối hợp sáp nhập theo kế hoạch, để sau cùng Chính phủ có cơ sở trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét.

Lý do có 128 xã không bị sáp nhập - Ảnh 1
Dự kiến có 128 đơn vị hành chính cấp xã sẽ được giữ nguyên trạng, không bị sáp nhập.

Song song với đó, Bộ Nội vụ cũng đang thẩm định và xây dựng hồ sơ đề án để trình Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo thông tin, hiện có 34 hồ sơ đề án sắp xếp cấp xã được xây dựng, trong đó bao gồm 11 hồ sơ của các địa phương giữ nguyên và 23 hồ sơ của các tỉnh, thành phố mới.

Đến ngày 4/5, Bộ Nội vụ đã trình cho Chính phủ 26 trong số 34 hồ sơ đề án sắp xếp cấp xã này. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục trình thêm hồ sơ đề án sắp xếp cấp xã Chính phủ và hoàn thành trước ngày 10/5.

Dựa trên tổng hợp ban đầu từ các đề án sắp xếp cấp xã, dự kiến sau quá trình sáp nhập, TP.Hà Nội sẽ là địa phương có tỷ lệ giảm số lượng cấp xã, phường nhiều nhất, lên tới khoảng 76%; trong khi đó, tại thành phố Cần Thơ, tỷ lệ giảm này được ước tính chỉ đạt khoảng 60%. Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, sau khi sắp xếp, cả nước dự kiến giảm gần 67% số cấp xã so với hiện tại, phù hợp với mục tiêu định hướng Trung ương đã đặt ra là giảm từ 60 đến 70% số cấp xã.

Đối với các cấp xã không thực hiện sắp xếp, theo tổng hợp từ các địa phương, dự kiến có 128 đơn vị hành chính cấp xã sẽ được giữ nguyên trạng, do các đơn vị này đã đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc do vị trí địa lý biệt lập nên không thực hiện sắp xếp.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các địa phương để hoàn thiện hồ sơ đề án chung về sắp xếp, hợp nhất các tỉnh, thành phố nhằm trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương. Theo danh sách kèm theo Nghị quyết này, đã có 11 đơn vị cấp tỉnh—trong đó có 2 thành phố và 9 tỉnh—sẽ không thực hiện sáp nhập, và 52 tỉnh, thành phố sẽ được hợp nhất tạo thành 23 tỉnh, thành mới.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Lý do có 128 xã không bị sáp nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Muôn kiểu "sập bẫy" vì mã QR
Lừa đảo qua mã QR, hay còn gọi là "Quishing", được cơ quan công an cảnh báo là một xu hướng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát tại Việt Nam.

Tin mới

Những nội dung mang tính đột phá trong Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân
Thay đổi trong quan điểm và nhận thức về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân; coi doanh nghiệp là đối tác và chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm"; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tiếp cận được với đất đai, vốn,...
Những sai lầm cần tránh khi mới bước chân vào kinh doanh trà sữa
Kinh doanh trà sữa từng được xem là “mảnh đất vàng” cho những ai khởi nghiệp với vốn đầu tư vừa phải, lợi nhuận cao và tốc độ thu hồi vốn nhanh. Nhưng thực tế phũ phàng là không ít cửa hàng phải đóng cửa chỉ sau vài tháng hoạt động, để lại những bài học đắt giá cho người đi sau.