0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 25/02/2024 10:20 (GMT+7)

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu "hụt hơi", chuyên gia chỉ cách khắc phục

Theo dõi KT&TD trên

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù kinh tế Việt Nam thời gian qua tăng trưởng cao, nhưng quá trình phát triển của Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi" theo thời gian.

Biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội.

Dần hết thời lao động giá rẻ, kinh tế Việt Nam "hụt hơi"?

Phát biểu về thành tựu phát triển của Việt Nam trong vòng ba thập kỷ qua, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng từ nền kinh tế đóng và thay thế nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất và định hướng xuất khẩu trên thế giới. Việt Nam cũng chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa mới với thu nhập trung bình thấp.

Theo đánh giá của GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau 30 năm đổi mới (1990 - 2020) Việt Nam luôn định hướng các mục tiêu phát triển xã hội ở mức khá cao và luôn hoàn thành vượt mức. Nổi bật là Việt Nam vượt mục tiêu GDP/người đến năm 2020 (3.000 USD/người) khi đạt 3.521 USD/người; Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức 0,704 và cao hơn mục tiêu 0,7...

Nhìn lại quãng thời gian này, ông Lợi cho rằng Việt Nam thành công vượt 2/3 cửa ải. Theo đó, Việt Nam đã vượt qua cửa ải về vấn đề an ninh lương thực đạt được trong giai đoạn 1991-2000; cơ bản xây dựng được tiền đề của một nước công nghiệp. Thứ hai, Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập trung bình thấp.

"Còn lại cửa ải thứ ba chưa vượt qua được là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020", ông Lợi nêu rõ.

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hụt hơi chuyên gia chỉ cách khắc phục
GS. Ngô Thắng Lợi phát biểu tại Hội thảo.

Tiếp nối thành công này, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành "Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao với nền công nghiệp hiện đại" vào năm 2030 và "Quốc gia phát triển có thu nhập cao" vào năm 2045.

"Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong 22 năm tới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Một số xu hướng lớn đang định hình tương lai của Việt Nam", ông Chương nêu rõ.

Tuy nhiên, theo ông Lợi, quá trình phát triển của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi" theo thời gian. Biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội.

Chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm dần (hiệu quả đầu tư, năng suất lao động), nhất là những năm gần đây và ở mức khá thấp so với các nước từng ở cùng thời kỳ như Việt Nam (Hàn Quốc, Nhật Bản…), làm giảm khả năng gia tăng thu nhập của nền kinh tế.

Mặc dù kinh tế Việt Nam thời gian qua tăng trưởng cao, nhưng theo đánh giá của ông Lợi, quá trình phát triển của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu "hụt hơi" theo thời gian. Biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội.

Chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm dần (hiệu quả đầu tư, năng suất lao động), nhất là những năm gần đây và ở mức khá thấp so với các nước từng ở cùng thời kỳ như Việt Nam (Hàn Quốc, Nhật Bản…), làm giảm khả năng gia tăng thu nhập của nền kinh tế.

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hụt hơi chuyên gia chỉ cách khắc phục

Bên cạnh đó, nhiều biểu hiện cho thấy sự phát triển chậm lại của các yếu tố tiến bộ xã hội, sự bất công bằng trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng trong quá trình tăng trưởng nhanh. Ở các vùng chậm phát triển, thu nhập thấp mối quan hệ không đồng thuận giữa tăng trưởng với công bằng xã hội gay gắt hơn.

Hệ số Gini, một chỉ số cho mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có biểu hiện giảm ở những vùng có tăng trưởng nhanh hơn và ngược lại, có xu hướng tăng lên ở các vùng có tăng trưởng chậm hơn.

Chỉ rõ nguyên nhân của những bất cập kể trên, theo ông Lợi, nhiều vấn đề đến từ mô hình phát triển khi các biểu hiện mô hình phát triển kiểu cũ không còn phù hợp như mô hình phát triển theo chiều rộng, mô hình phát triển dàn đều, hay những bất cập trong chính sách phân phối thu nhập.

Giải pháp nào khắc phục?

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu kinh tế, giai đoạn 2024-2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình thành một nước công nghiệp theo tinh thần của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đây là thời mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta đặc biệt là dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trên chặng đường hướng đến thời kỳ phát triển mới, Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức. GS.TS Phạm Hồng Chương cho rằng dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên, thương mại toàn cầu đang suy giảm và các doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường và xã hội.

Cùng với đó, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và tự động hóa đang gia tăng. Đại dịch Covid-19, các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới đang đặt ra những thách thức chưa từng có. Những thử thách này có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển.

Theo GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản đánh giá, sau 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn về tăng trưởng thu nhập nhanh, xóa đói giảm nghèo, giáo dục...

Tuy nhiên, từ thập niên 90 Việt Nam tăng trưởng đáng kể nhưng nền kinh tế lại chưa có được thời kỳ phát triển cao (tăng trưởng mỗi năm đạt 10% duy trì liên tục trong 10 năm). Đã vậy, ở trong giai đoạn dân số vàng mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam cũng rất thấp, khu vực phi chính thức còn lớn và tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ quá nhiều.

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hụt hơi chuyên gia chỉ cách khắc phục
Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào GDP trong giai đoạn dân số vàng. (Nguồn: WB, GS Trần Văn Thọ tổng hợp).

Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và duy trì tăng trưởng để đạt mức thu nhập cao vào năm 2045, GS Trần Văn Thọ cho rằng quan trọng nhất là cần tăng năng suất lao động.

"Nhiều nhà kinh tế Việt Nam cho rằng muốn tăng năng suất lao động cần có sự dẫn dắt của công nghệ dẫn dắt. Nhưng tôi cho rằng TFP không chỉ liên quan đến công nghệ mà còn cần cải cách thể chế".

Kinh nghiệm Nhật Bản trong giai đoạn phát triển cao độ (1955 - 1973) cho thấy tích lũy tư bản và cải tiến công nghệ đều quan trọng và có tác dụng hỗ trợ, kích thích lẫn nhau. Tuy nhiên, cải cách thể chế sẽ làm cho việc sử dụng vốn và các yếu tố sản xuất khác có hiệu quả hơn từ đó năng suất lao động sẽ tăng.

Lợi thế của kinh tế Việt Nam giai đoạn trước là lao động giá rẻ, tuy nhiên theo quá trình phát triển, tiền lương tăng, lao động rẻ đã hết.

"Khi đó, chúng ta buộc phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên khu vực mang lại giá trị gia tăng cao hơn, có hàm lượng công nghệ, tư bản cao hoặc lao động trình độ cao. Nếu thất bại trong việc chuyển dịch này các nước này sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình", GS. Trần Văn Thọ cho hay.

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hụt hơi chuyên gia chỉ cách khắc phục
GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản.

Để tránh bẫy thu nhập trung bình Việt Nam cần có các chính sách công nghiệp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực có giá trị gia tăng cao, và nỗ lực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong quá trình theo kịp các nước thu nhập cao, chuyển dịch cơ cấu từ khu vực năng suất thấp đến khu vực năng suất cao là lực đẩy quan trọng nhất để tăng năng suất và duy trì cạnh tranh quốc tế. Để làm được điều đó cả tích lũy tư bản, tiến bộ công nghệ đều quan trọng.

Ngoài ra, cải cách thể chế liên quan đến thị trường các yếu tố sản xuất nhằm thúc đẩy sự phân bổ tư bản và lao động hiệu quả hơn, nỗ lực cung cấp lao động có kỹ năng cao, và tăng năng lực đổi mới sáng tạo là điều kiện thiết yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu.

"Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển hoán cơ cấu và liên tục tăng năng suất sẽ làm cho Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Con đường lý tưởng cho tương lai là liên tục chuyển cơ cấu lợi thế so sánh lên cao hơn" GS. Thọ nói.

Đinh Hiệu

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu "hụt hơi", chuyên gia chỉ cách khắc phục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm ái, không tiếng ồn, thân thiện với môi trường, những chuyến xe xanh còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về dịch vụ và các tính năng công nghệ nổi bật.
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.