0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 05/10/2023 08:07 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Đề xuất chuyển tuyến đường bộ ven biển thành Quốc lộ ven biển

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 4/10, thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh này vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị chuyển tuyến đường ven biển Hà Tĩnh (đường tỉnh ĐT.547) thành đường quốc lộ ven biển Hà Tĩnh.

Tuyến đườngbộven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (ĐT.547 – đường ven biển Hà Tĩnh) dài 120 km. Tuyếnbắt đầu từ cầu Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) tới điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (TX.Kỳ Anh). Tuyến giao thông đi qua 6 địa phương của Hà Tĩnh, gồm các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh.Đây là một trong những tuyến giao thông trục dọc của Hà Tĩnh, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Hà Tĩnh: Đề xuất chuyển tuyến đường bộ ven biển thành Quốc lộ ven biển - Ảnh 1
Đường ven biển Hà Tĩnh dài 120 km.

Trong 120 km của tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có 33 km trùng với một số đoạn tuyến đã được đầu tư của các dự án tại 3 địa phương (Lộc Hà, Thạch Hà và TX Kỳ Anh), còn 87 km được xây dựng mới qua 2 giai đoạn (chủ đầu tư giai đoạn 1 là Sở GTVT Hà Tĩnh, còn giai đoạn 2 là BQL Dự án các công trình giao thông tỉnh) với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc tối đa 80 km/h. Đoạn từ xã Đan Trường (Nghi Xuân) tới cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) nền đường rộng 12m, mặt đường 11m và 2 lớp bê tông nhựa. Đoạn từ cầu Cửa Nhượng tới xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) cũng có nền đường rộng 12m nhưng bề rộng mặt đường làn xe cơ giới chỉ 7m, bề rộng làn xe thô sơ (gia cố lề) 4m và lề đường đất 1m.

Từ khi hoàn thànhvàđưa vào sử dụng, tuyến đường ven biển Hà Tĩnh không chỉ chia sẻ lưu lượng phương tiện cho Quốc lộ 1, mà còn tạo thuận lợi trong đi lại, giao thương, qua đó góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển Hà Tĩnh.Tuyến đường cũng giúp kết nối vùng kinh tế Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình, đóng vai trò động lực xây dựng các khu kinh tế trọng điểm 3 tỉnh. Kết nối các cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai của tỉnh Nghệ An; các cảng biển Xuân Hội, Thạch Kim, cảng Quốc tế Lào - Việt (cảng Vũng Áng) tỉnh Hà Tĩnh; cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình; góp phần chia sẻ lưu lượng phương tiện cho Quốc lộ 1 qua địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Hà Tĩnh: Đề xuất chuyển tuyến đường bộ ven biển thành Quốc lộ ven biển - Ảnh 2
Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc tối đa 80 km/h.

Tuy nhiên, do chiều dài tuyến lớn, hằng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa, bão, lũ lụt, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để duy tu, sửa chữa. Trong khi đó, nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn nên việc cân đối, bố trí nguồn lực để quản lý, bảo trì tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Một số hạng mục của kết cấu hạ tầng giao thôngtrên tuyếncó nguy cơ xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khả năng khai thác và tuổi thọ công trình đường bộ.

Nhằmthực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của tuyến đường ven biển, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận chuyển tuyến đường ven biển tỉnh Hà Tĩnh thành quốc lộ ven biển Hà Tĩnh và ủy thác cho Sở GTVT quản lý, bảo trì, khai thác.

Phan Quý

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Đề xuất chuyển tuyến đường bộ ven biển thành Quốc lộ ven biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.