0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 04/10/2023 16:04 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” giải phóng mặt bằng

Theo dõi KT&TD trên

Công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Hà Tĩnh chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, khi nhiều dự án giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu tái định cư nguy cơ chậm trễ tiến độ và kéo theo nhiều hệ lụy khác do thiếu mặt bằng sạch để thi công.

Hà Tĩnh: Sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” giải phóng mặt bằng
Khu tái định cư cao tốc Bắc – Nam ở thôn Hoa Tiến, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh.

Công trình chờ mặt bằng

Mới đây, tại buổi làm việc của UBND tỉnh Hà Tĩnh với các Sở, ngành, Ban Quản lý dự án về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã chỉ ra nhiều vướng mắc, khó khăn nhưng chậm khắc phục, giải quyết dứt điểm, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng tại hàng loạt dự án giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, khu tái định cư trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, có các dự án như: Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh) thuộc dự án trọng điểm quốc gia "Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương” tại Khu kinh tế Vũng Áng; Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II; Dự án di dời thôn Tân Phúc Thành 2 và 3 xã Kỳ Lợi; Dự án di dời Tổ dân phố Nhân Thắng và Thắng Lợi (phường Kỳ Phương)…

Ghi nhận tại các dự án này, đa phần công tác thi công vẫn còn dang dở, nhiều hạng mục “phơi mưa nắng” trong khi nhu cầu giao thông đi lại, mục tiêu kết nối vùng, các đô thị phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn “hiển hiện” trước mắt.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai có nhiều thay đổi, giá đất cũng thường xuyên thay đổi. Bên cạnh đó, sự buông lỏng quản lý đất đai ở địa phương qua nhiều thời kỳ đã xảy ra tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng các công trình trái phép, gây khó khăn, phức tạp khi triển khai công tác xác định pháp lý để bồi thường và tái định cư.

Sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương thị xã, huyện, phường, xã không giải quyết dứt khoát, triệt để dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài, phát sinh biến động trượt giá về đơn giá bồi thường, hỗ trợ...

Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Tổ công tác để hỗ trợ xử lý các nội dung còn tồn đọng, vướng mắc về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; Ban hành nhiều chỉ thị, quyết định, văn bản liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng…

Theo đó, những quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn; đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xác định đầy đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; mức bồi thường, hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi khôi phục sản xuất, ổn định đời sống dân cư.

Mềm dẻo, linh hoạt tháo gỡ

Trước tồn tại hiện hữu trong giải phóng mặt bằng tại địa phương, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ trước cơ quan truyền thông rằng, công tác giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính thường xuyên, liên tục. Do đó, có các giải pháp căn cơ cần triển khai trong thời gian tới nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại các dự án lớn gồm:

Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động trong suốt quá trình thực hiện dự án, tuyệt đối không nóng vội, chủ quan, hành động duy ý chí dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, điểm nóng, khiếu kiện đông người tại các địa phương thực hiện dự án, nhưng cũng không quá cầu toàn ảnh hưởng tới tiến độ công việc.

Tổ chức tuyên truyền, vận động phải chặt chẽ, kiên định, kiên trì, toàn diện, chắc chắn từng bước một, theo phương châm: “Đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”; “Đối tượng nào, phương pháp ấy”, “Mưa dầm thấm sâu”. Từ khảo sát, thu thập thông tin về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, đến tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, phản ánh của người dân đều phải chi tiết, từ đó, xác định nội dung, cách thức tuyên truyền thích hợp.

Thứ hai, chú trọng thực hiện đồng bộ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội, bố trí tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề cho nhân dân vùng dự án. Nội dung này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của tỉnh và công tác giải phóng mặt bằng.

Muốn giải phóng mặt bằng nhanh và sớm hoàn thành công tác di dời phải ưu tiên bố trí tái định cư trước. Trong chính sách và hỗ trợ tái định cư, tùy theo tình hình thực tế, có thể bố trí tái định cư bằng đất ở, bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư; đồng thời, trong hai hình thức tái định cư (tái định cư phân tán và tái định cư tập trung) quan tâm bố trí và sớm xây dựng khu tái định cư tập trung ngay trong phạm vi dự án có người dân bị ảnh hưởng phải di dời hoặc bố trí địa điểm thực sự phù hợp.

Cuối cùng, khi thực hiện các giải pháp thu hồi đất phải đảo đảm sự hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đồng thời, cơ quan chức năng phải dự báo đúng tình hình về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tham mưu đảm bảo tốt các công tác dân sinh nhằm đưa dự án đạt đúng tiến độ đề ra, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” giải phóng mặt bằng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.