0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 22/08/2023 08:16 (GMT+7)

Hạ tầng giao thông vẫn đang là lực cản cho ngành logistics phát triển

Theo dõi KT&TD trên

Vận tải đường bộ vẫn là phương thức hoạt động chính, trong khi đó hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp, các phương thức vận tải khác chưa phát triển.

Logistics đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự hiệu quả, hiệu suất của dòng chảy và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ nhằm mục đích phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Hạ tầng giao thông vẫn đang là lực cản cho ngành logistics phát triển.  
Hạ tầng giao thông vẫn đang là lực cản cho ngành logistics phát triển.

Theo ước tính, chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam khoảng 20% GDP, vẫn cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Mỹ và cao hơn các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Thái Lan khiến hàng Việt giảm sức cạnh tranh.

Theo đó, vận tải đường bộ vẫn là phương thức hoạt động chính, trong khi đó hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp, các phương thức vận tải khác chưa phát triển. Các dự án đường cao tốc, đường vành đai 3 và đường vành đai 4 chậm tiến độ ở khu vực phía Nam.

Theo tính toán, khoảng 20% số đường bộ tại Việt Nam được xây dựng hiện đại và đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics. Trong khi đó, hơn 50% số đường bộ ở tình trạng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn cho vận chuyển hàng hóa.

Cùng với đó, “các cảng biển và sân bay chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành logistics, dẫn đến tình trạng quá tải và chậm trễ trong thủ tục xếp dỡ hàng hóa”, đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đánh giá.

Các cơ sở kho bãi cũng chưa đủ số lượng và chưa được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, gây khó khăn trong việc lưu trữ và quản lý hàng hóa.

Hiện chỉ có khoảng 10% số cơ sở kho bãi tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics, trong khi hơn 50% số cơ sở kho bãi phải chịu tình trạng quá tải và thiếu hụt các tiện ích phục vụ logistics. Các cơ sở kho bãi tại Việt Nam cũng chưa đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và an toàn phòng cháy chữa cháy, gây khó khăn cho việc lưu trữ và quản lý hàng hóa.

Hạ tầng giao thông vẫn đang là lực cản cho ngành logistics phát triển - Ảnh 1

Nhằm nâng cao vai trò của ngành logistics trong nền kinh tế quốc dân theo định hướng của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 163/NQ-CP, ngày 16/12/2022, về việc đẩy mạnh, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logitsics Việt Nam. Để triển khai hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các đầu mối logistics thường được xem như nơi tích hợp nhiều chức năng của logistics, như vận tải, lưu kho, phân loại, đóng gói, bảo quản và phân phối hàng hóa. Do vậy, việc quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics cần chú trọng nhiều hơn các nút, đầu mối logistics, như hệ thống kho bãi, trung tâm phân phối, trung tâm logistics phục vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Việt Nam đã có Quy hoạch hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg, ngày 3/7/2015, của Thủ tướng chính phủ), nhưng số lượng trung tâm triển khai trên thực tế còn nhiều hạn chế. Trong quy hoạch hệ thống trung tâm logistics có đề cập các tiêu chí về xây dựng trung tâm trên các khía cạnh, như bảo đảm quy mô nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics phải đủ lớn; đầu mối thuận tiện giao thông, gần các nguồn phát sinh và thu hút hàng hóa và phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng và địa phương.

Thứ hai, hệ thống cảng biển cũng là một trong những kết cấu hạ tầng logistics quan trọng. Việc quy hoạch và xây dựng hệ thống cảng biển cần chú trọng hơn nữa đến phát triển khu vực sau cảng (hinterland) theo hướng biến các khu vực này thành các trung tâm công nghiệp chế biến thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu và từng bước hình thành hệ sinh thái logistics sau cảng.

Thứ ba, kho lạnh, vận tải lạnh cũng là thành phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng logistics và có ý nghĩa lớn đối với mặt hàng nông sản - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng giá trị kim ngạch của Việt Nam. Hiện nay có khá nhiều mặt hàng rau quả tươi sống của Việt Nam không được chấp nhận bởi các thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới do nhà sản xuất chưa xây dựng chuỗi cung ứng lạnh để bảo quản hàng hóa hoặc chuỗi cung ứng lạnh hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến hàng hóa bị nhiễm khuẩn và không đạt chất lượng. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển hệ thống vận tải lạnh và kho lạnh cũng cần được tính toán nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông vận tải kết nối hiệu quả các đầu mối logistics (cảng, trung tâm logistics). Hiện nay, phương thức vận tải chủ yếu để kết nối với các đầu mối logistics ở Việt Nam là đường bộ, trong khi phương thức này thường xuyên ùn tắc do lưu lượng xe quá lớn. Do vậy, việc cơ cấu lại vốn đầu tư cho các phương thức vận tải ở Việt Nam cũng là một trong những giải pháp quan trọng để kết cấu hạ tầng logistics phát triển một cách bền vững. Việt Nam là nước có lợi thế để phát triển các phương thức vận tải sức chở lớn, như đường sắt, đường thủy nội địa. Các hình thức vận tải này có chi phí rẻ và trung bình, đồng thời thân thiện với môi trường. Thông qua nâng cấp kết cấu hạ tầng và dịch vụ của phương thức vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy sẽ góp phần phát triển hài hòa, cạnh tranh lành mạnh trong thị trường vận tải, từ đó làm giảm chi phí logistics.

Thứ năm, việc đầu tư kết cấu hạ tầng logistics thường tốn kém ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, việc kêu gọi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kết cấu hạ tầng logistics là cần thiết. Chính phủ cần có chính sách cụ thể để thu hút các doanh nghiệp tham gia. Ví dụ như có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ làm lạnh sơ bộ, đóng gói lạnh… hay chính sách hỗ trợ giá thuê đất cho doanh nghiệp tham gia xây dựng trung tâm logistics chuyên dụng phục vụ hiệu quả cho chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu.

Với những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mang lại cùng với sự phát triển kinh tế trong hàng chục năm qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể tham gia vào dòng chảy hàng hóa quốc tế và khu vực.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Hạ tầng giao thông vẫn đang là lực cản cho ngành logistics phát triển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.