0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 31/01/2024 15:16 (GMT+7)

Hà Nội chủ động nguồn hàng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dịp Tết

Theo dõi KT&TD trên

Sở Công Thương Hà Nội ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện Tết năm 2023.

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, nhu cầu tiêu dùng trong 1 tháng Tết của người dân Hà Nội tiêu thụ gạo 97.650 tấn; Thịt lợn hơi 19.500 tấn lợn; Thịt bò 5.400 tấn; Thịt gia cầm 6.500 tấn; Thủy sản 5.420 tấn, Thực phẩm chế biến 5.420 tấn; Rau củ 52.400 tấn; Trứng gia cầm 130 triệu quả; Trái cây 52.400 tấn. Mặc dù nhu cầu cao nhưng hiện ngoài một số mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt…

Hà Nội có khả năng tự cung ứng, còn các nhóm hàng còn lại khả năng đáp ứng khoảng 20-70% nhu cầu vì vậy việc dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong thời điểm trước, trong và sau Tết là điều cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Giáp Thìn, ngành Công Thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Trong đó ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng, miền. Cụ thể, thành phố Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo…

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để chủ động nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp Tết, trong năm 2023 thành phố Hà Nội đã triển khai tổ chức trên 100 hoạt động, sự kiện giao thương, xúc tiến thương mại (trong đó Sở Công Thương duy trì tổ chức khoảng 40 sự kiện). Qua đó đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên 5.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối; hỗ trợ kết nối tiêu thụ khoảng 500.000 tấn hàng hóa từ các tỉnh, thành phố.

Hà Nội chủ động nguồn hàng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dịp Tết

Sở Công Thương TP triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết năm nay. Ảnh: TA.

Thực hiện Kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2023, đặc biệt trong dịp Tết 2024, Sở Công Thương đã vận động và phê duyệt 32 đơn vị tham gia Chương trình cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết 2024. Đến nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7 - 25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15 - 50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%).

Sở Công Thương thành phố cho biết, thời điểm hiện tại, giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Giá thịt lợn hơi có dao động tăng nhẹ so với tháng trước, giá rau ăn lá và rau trái mùa tăng nhẹ do ảnh hưởng của mưa dài ngày, tuy nhiên nguồn cung vẫn tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.

Đến thời điểm hiện tại, hàng hóa phục vụ Tết tại các hệ thống phân phối dồi dào, đa dạng sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Cùng với việc xây dựng kế hoạch, chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa; đề đảm bảo thuận tiện cho người dân Thủ đô tiếp cận, mua sắm hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hàng hóa Tết sẽ được phục vụ tại 29 trung tâm thương mại; 137 siêu thị; 453 chợ; 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 159 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông lâm sản an toàn trên địa bàn; 926 chuỗi, cơ sở cung ứng nông lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố; 85 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Cùng với đó, hàng hóa phục vụ Tết cũng sẽ được triển khai bán hàng trên các hệ thống kênh phân phối đa phương tiện như: Điện thoại, website, ứng dụng mua hàng trực tuyến… của các hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn. Cùng đó, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm; tổ chức các chợ hoa xuân… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hà Nội chủ động nguồn hàng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dịp Tết

Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.

Ngoài ra, hàng hóa phục vụ Tết cũng sẽ được triển khai bán hàng trên các hệ thống kênh phân phối đa phương tiện như: Điện thoại, website, ứng dụng mua hàng trực tuyến… của các hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn. Cùng đó, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm; tổ chức các chợ hoa xuân… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường. Bên cạnh đó, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cung ứng mặt hàng gạo, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán để có phương án đảm bảo nguồn cung với giá bình ổn theo đúng kế hoạch.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời triển khai chương trình bình ổn thị trường. Tiếp tục làm công tác tuyên truyền về nguồn cung mặt hàng Tết, tránh việc đầu cơ, tích trữ, đẩy giá cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung các mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất trong dịp Tết. Đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, với giá cả hợp lý nhất...

Hồng Nhung

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chủ động nguồn hàng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trà sữa nóng: Thức uống “đốn tim” mùa đông
Khi gió đông se lạnh ùa về, một ly trà sữa nóng thơm ngậy không chỉ sưởi ấm đôi tay mà còn “đốn tim” bao người. Cùng khám phá ba món trà sữa nóng độc đáo, vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe, cho mùa đông thêm ấm áp!
Xu hướng đồ uống mùa đông thịnh hành năm 2024
Mùa đông 2024 mang đến làn sóng đồ uống mới lạ với sự kết hợp độc đáo giữa hương vị trái cây, gia vị ấm áp và cách trình bày rực rỡ. Cùng khám phá những xu hướng nổi bật, hứa hẹn làm "ấm lòng" và chinh phục mọi giác quan!
Tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ
Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ.
SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank,SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng

Tin mới

Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Giá vàng diễn biến lạ, khó lường
Giá vàng lấp lửng chờ đợi động lực mới xuất hiện, các nhà đầu tư có thái độ thận trọng trước dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ và lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Thị trường giá cả hàng hoá đang có nhiều biến động
Hiện thị trường giá cả đang có biến động với nhiều mặt hàng tăng giá như xăng, gạo... Ở một diễn biến khác, thời điểm cuối năm đang tràn ngập nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn với mức ưu đãi từ 50% trở lên nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus... Đây là những tiền đề đầu tiên để triển khai hệ thống giao thông thông minh
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý
Matcha: Bí mật thiên nhiên chinh phục Gen Z
Matcha không chỉ là thức uống "hot" của Gen Z mà còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe bất ngờ. Từ cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tỉnh táo, đến giảm căng thẳng và hỗ trợ tim mạch, matcha là lựa chọn lý tưởng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động.