0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 01/03/2024 08:45 (GMT+7)

EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43% trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance – Mã: EVF) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông năm 2024. Ban Điều hành EVNFinance đã đặt ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 ở mức 585 tỷ đồng, tăng 43% so với kết quả năm 2023.

Theo đó, dự báo năm 2024 tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn. Năm 2024 là năm thứ hai kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra khiến giá cả hàng hóa như lúa mì và dầu mỏ tăng, một số nước đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lương thực trong năm 2023. Trong nước, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6-6,5%, lạm soát kiểm soát ở mức 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt khoảng 15%.

EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43% trong năm 2024.  
EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43% trong năm 2024.

Trong bối cảnh đó, EVF xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 như tăng trưởng quy mô, đảm bảo hiệu quả và an toàn hoạt động; phát triển tài sản theo mục tiêu phát triển bền vững ESG, đây là mục tiêu xuyên suốt trong năm 2024; tăng trưởng nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, trọng tâm là hoạt động quản lý ủy thác và cho vay lại, triển khai phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025…

Về kế hoạch kinh doanh, EVF đặt mục tiêu tổng tài sản năm 2024 đạt 54.500 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với thực hiện của năm 2023.

Về kết quả kinh doanh năm 2023, EVF ghi nhận tổng tài sản đạt 49.790 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch năm và lợi nhuận trước thuế đạt 409,3 tỷ đồng, không đạt kế hoạch đề ra (chỉ hoàn thành 73% kế hoạch).

Tổng nguồn vốn huy động tại ngày 31/12/2023 đạt 39.351 tỷ đồng, tăng 6,7% so với thực hiện năm 2022, đảm bảo thanh khoản và nhu cầu kinh doanh. Tỷ lệ nợ xấu NPL tại ngày 31/12/2024 là 1,08% giảm so với năm 2022 (1,64%).

Căn cứ chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024, các tổ chức tín dụng được khuyến khích chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất, EVNFinance trình ĐHCĐ năm 2024 thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8%. Số cổ phiếu phát hành để chi trả cổ tức dự kiến là 56,33 triệu cổ phần.

Bên cạnh đó, EVNFinance dự kiến phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển công ty đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xác định vai trò trọng yếu là nâng cao năng lực tài chính nói chung, năng lực vốn nói riêng.

Nếu thực hiện thành công hai phương án trên, vốn điều lệ của EVNFinance sẽ tăng thêm 638,4 tỷ đồng, từ 7.042,5 tỷ đồng lên 7.680,9 tỷ đồng.

Trong năm 2023, EVNFinance đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 3.510 tỷ đồng lên 7.042 tỷ đồng nhờ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 và phát hành ESOP.

Ngoài ra, ĐHĐCĐ EVNFinance dự kiến cũng sẽ xem xét tờ trình về việc giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ 50% xuống còn 15% vốn điều lệ. Theo giải thích, động thái này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước có tiềm năng và mong muốn tham gia làm cổ đông của EVNFinance.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/2/2024, cổ phiếu EVF đạt thị giá 19.200 đồng/cổ phiếu, tăng 5,49% so với phiên trước đó.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43% trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.