0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 12/03/2024 08:16 (GMT+7)

Dự kiến lấy ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào cuối tháng 3

Theo dõi KT&TD trên

Trong cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương cho biết sẽ lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào cuối tháng 3/2024 và tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến góp ý.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 462/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Theo đó, danh sách Ban soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 47 thành viên, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Phó Trưởng ban.

Danh sách Tổ biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 136 thành viên, do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Trần Việt Hòa là Tổ trưởng, 4 Tổ phó là lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Pháp chế, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương). Các thành viên Tổ biên tập là đại diện các đơn vị đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức, Viện nghiên cứu, Hiệp hội; đại diện Sở Công Thương các tỉnh thành phố, các doanh nghiệp ngành năng lượng và chuyên gia độc lập.

Tổ biên tập có trách nhiệm giúp Ban soạn thảo thực hiện biên soạn và chỉnh lý dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổ trưởng và các thành viên Tổ biên tập thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Ban soạn thảo, Tổ biên tập có trách nhiệm phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Công thương tổ chức soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, tiến độ và tuân thủ các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để trình Quốc hội.

Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội ban hành.

Dự kiến lấy ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào cuối tháng 3 - Ảnh 1
Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Minh họa.

Theo kế hoạch, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến rộng rãi vào cuối tháng 3/2024 và tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến góp ý.

Sau khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định và tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định sẽ trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án Luật lên Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024).

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Dự kiến lấy ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào cuối tháng 3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.
"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.