0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 05/08/2023 10:04 (GMT+7)

Dư địa xuất khẩu thủy sản sang UAE còn nhiều

Theo dõi KT&TD trên

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 22-24 nghìn tấn thủy sản sang UAE, với giá trị dao động từ 50-70 triệu USD, cho thấy dư địa còn nhiều tại thị trường tiềm năng này.

Thị trường tiềm năng

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), UAE là nhà nhập khẩu ròng thủy hải sản và quốc gia này nhập khẩu tới 90% lượng thực phẩm tiêu thụ. Dân số ngày càng tăng, thu nhập cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập khả dụng tăng và giới trẻ ưa chuộng protein thủy hải sản cùng với các chuyến du lịch dự báo sẽ thúc đẩy tiêu thụ thủy hải sản ngày càng tăng.

UAE tiêu thụ hơn 220.000 tấn thủy sản mỗi năm và có mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người là 28,6 kg/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), 2021).

Gần 90% dân số UAE là người nhập cư và các sản phẩm cá và hải sản là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn truyền thống ở các quốc gia xuất xứ của những người di cư này. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng các lượt tìm kiếm trực tuyến các sản phẩm hải sản đã tăng vọt trong những năm gần đây, đưa hải sản trở thành một trong những loại protein tăng trưởng nhanh nhất được tìm kiếm ở các quốc gia GCC. Các sản phẩm thủy hải sản được coi là tốt cho sức khỏe và mọi người đang giảm tiêu thụ thịt. UAE cũng là một trong những điểm đến hàng đầu của hải sản cao cấp và nhu cầu đối với tôm hùm, sò điệp và các loại cá chất lượng cao khác đang gia tăng.

Nhiều dư địa xuất khẩu thủy sản sang UAE còn nhiều

UAE nhập khẩu khoảng 250 nghìn tấn thủy sản/năm, trị giá 750 - 800 triệu USD. Top 4 nước cung cấp hàng đầu gồm Ấn Độ, Thái Lan, Na Uy và Việt Nam. Ấn Độ có thị phần chi phối 20%-24% với mặt hàng chủ lực là tôm đông lạnh, trong khi Việt Nam dao động từ 6% -9% với mặt hàng chính là cá tra phile đông lạnh.

Các mặt hàng thủy sản NK nhiều nhất vào UAE là tôm thẻ chân trắng và tôm sú đông lạnh, cá ngừ chế biến/bảo quản, cá ngừ vằn và cá ngừ Đại Tây Dương, cá hồi Đại Tây Dương tươi/ướp lạnh và cá hồi sông Danube và cá khác đông lạnh, trong đó có cá tra...

Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UAE giảm trên 50%, đạt hơn 17 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu cá tra, tôm sú đều giảm trên 50%, tôm chân trắng giảm 73%...

Nhiều tín hiệu tích cực

Theo nhận định của bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP, triển vọng kinh tế của UAE vẫn tích cực, với dự báo GDP tăng trưởng 3,6% vào năm 2023. Bất chấp những phân nhánh địa chính trị mà nền kinh tế toàn cầu hiện đang phải đối mặt, nền kinh tế UAE đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng, phục hồi và thịnh vượng mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm nay. Thành tích kinh tế thành công đã dẫn đến việc UAE được vinh danh là nền kinh tế lớn trên thế giới- nền kinh tế định hướng đổi mới. Những tín hiệu này sẽ là hy vọng cho các doanh nghiệp XK đang gặp khó tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc.

Tiến bộ của UAE trong việc triển khai các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện sẽ giúp cải thiện thương mại và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, là những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Hiện nay UAE đã ký hiệp định thương mại tự do FTA với nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, Malaysia, Singapore, New Zealand… Ấn Độ dường như đã tận dụng tốt lợi thế thuế quan tại thị trường này để gia tăng thị phần trong những năm qua.

Các sản phẩm cá tra, cá ngừ và cá biển khác nhập khẩu vào UAE là những sản phẩm chủ lực, đang bị áp mức thuế 5%. Các doanh nghiệp kỳ vọng, các nước sẽ rộng mở hơn với các sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam vào thị trường này nếu Việt Nam thỏa thuận được mức thuế nhập khẩu thủy sản vào UAE về 0% sau khi ký kết hiệp định FTA song phương với UAE.

Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề thuế quan thì khó khăn nhất của doanh nghiệp XK thủy sản vào UAE là các yêu cầu của nhà nhập khẩu liên quan đến chứng nhận Halal. Nếu vấn đề này được các bộ ngành quan tâm cùng doanh nghiệp khắc phục, thủy sản Việt không chỉ chinh phục được thị trường UAE mà cả khu vực Trung Đông tiềm năng.

Mỗi năm Việt Nam XK khoảng 22-24 nghìn tấn thủy sản sang UAE, với giá trị dao động từ 50-70 triệu USD, cho thấy dư địa còn nhiều tại thị trường tiềm năng này. Riêng với sản phẩm cá phile đông lạnh mã HS0304, Việt Nam đứng đầu nhờ sản phẩm cá tra XK, chiếm 40%-50% thị phần tại UAE.

Tuy nhiên, với mặt hàng tôm thì Việt Nam đứng thứ 5, đang phải cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador. Ấn Độ chiếm gần 60%-70% thị phần, Ecuador mới thâm nhập thị trường vài năm gần đây với 15% thị phần, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 5%-7%.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Dư địa xuất khẩu thủy sản sang UAE còn nhiều. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Lấp lỗ hổng "tiền buông, hậu bỏ" ngăn hàng giả, hàng nhái
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng tính răn đe, dự thảo luật bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép, công bố các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia.
Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.