0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 01/08/2024 16:37 (GMT+7)

Điều gì khiến VN-Index rơi tới 25 điểm trong phiên chiều nay?

Theo dõi KT&TD trên

Trong phiên giao dịch chiều nay 1/8, áp lực bán dâng mạnh đẩy VN-Index giảm gần 25 điểm. Mọi nỗ lực phục hồi trong những tháng qua bị xoá sạch, chỉ số chính rơi về vùng thấp nhất trong khoảng 3 tháng trở lại đây.

Ngày 1/8, thị trường chứng khoán chứng kiến phiên giao dịch chìm trong sắc đỏ. Áp lực bán chi phối toàn thị trường khiến VN-Index để tuột mất 24,55 điểm (giảm 1,96%) và chốt tại mức 1.226,96 điểm. Bên cạnh đó, HNX- Index để rơi 6,13 điểm (giảm 2,61%), về mức 229,23 điểm.

Nhóm viễn thông vẫn dẫn đầu đà giảm nhưng đã nới lên gần 12%. Trong đó, VGI ảnh hưởng xấu khi mất tới 14,63% xuống 63.000 đồng/cổ phiếu. Trái chiều, FOX lại tannwg 0,85% lên 94.800 đồng/cổ phiếu.

Cùng cảnh ngộ, các cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán chìm trong sắc đỏ. Cá biệt có CTS và VDS còn giảm kịch sàn, toàn ngành chỉ có 1 chấm xanh dương duy nhất là DSC.

Tương tự, nhóm bất động sản cũng chìm trong tiêu cực, toàn ngành có tới 9 mã nằm sàn là TCH, PDR, NTL, LDG, BCM, QCG, LHG, HAR, VRC; các mã còn lại phần lớn là kết phiên trong sắc đỏ.

Điều gì khiến VN-Index rơi tới 25 điểm trong phiên chiều nay? - Ảnh 1
VN-Index rơi tới 25 điểm trong phiên chiều nay. (Ảnh minh họa)

Cổ phiếu VCB là điểm sáng của thị trường khi tăng 1,68% lên 90.700 đồng/cổ phiếu và đóng góp tới hơn 2 điểm vào VN-Index. Dù vậy, một mình VCB cũng không thể kéo thị trường khỏi một phiên giảm sâu.

Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 24.594 tỷ đồng, tăng 20% so với hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 21.397 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 10.063 tỷ đồng.

Sau 3 phiên liên tiếp bán ròng, khối ngoại mua ròng với giá trị 61 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 2.476 tỷ đồng và bán ra 2.415 tỷ đồng.

Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là FPT 162 tỷ đồng, SSI 113 đồng, VIX 71 tỷ đồng, CTG 37 đồng, VPB 36 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã mua gom chủ yếu VCB 192 tỷ đồng, VNM 159 tỷ đồng, MWG 110 tỷ đồng, MSN 83 tỷ đồng, DBC 26 tỷ đồng,...

Sự phản ứng tiêu cực của thị trường chứng khoán hôm nay không khỏi khiến nhà đầu tư bỡ ngỡ. Bởi trong nước tầm vĩ mô đang cải thiện theo chiều hướng phục hồi.

Trong đó chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) vừa công bố cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam vẫn đạt mức 54,7 trong tháng 7, thể hiện sự cải thiện đáng kể về số lượng đơn hàng.

Ngay hôm nay cũng có công bố thêm dữ liệu chi tiết về FDI. Theo đó, lĩnh vực sản xuất chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút vốn FDI đăng ký trong 7 tháng đầu năm, đạt 12,65 tỉ USD (tăng 15,7% so với cùng kỳ).

Một diễn biến đáng chú ý là sự trỗi dậy của lĩnh vực bất động sản và vận tải lọt vào top 5 thu hút vốn FDI có tốc độ tăng lần lượt 87,1% và 112,9%.

Trên bình diện quốc tế, thị trường chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ tư (31-7), sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất nhưng có khả năng hạ lãi suất trong tháng 9 này.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng Phòng phân tích chiến lược Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, không có diễn biến xấu về mặt vĩ mô. Phiên điều chỉnh hôm nay vẫn "nặng" về yếu tố tâm lý, theo ông Hiếu.

Thị trường đang trong giai đoạn "yếu" sau đợt điều chỉnh kéo dài, do vậy các yếu tố từ tâm lý, thông tin mang tính chất "nghe ngóng" vẫn tạo sức nặng lên thị trường.

"Kinh tế đang thể hiện sự phục hồi tốt hơn, khối ngoại cũng đang bắt đầu mua ròng trở lại. Nhà đầy tư cần bình tĩnh đánh giá và có chiến lược phù hợp thay vì lựa chọn bán tháo", ông Hiếu nói.

Còn theo Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán kiến thiết Việt Nam - ông Đỗ Bảo Ngọc, tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường luôn ở mức cao. Đối tượng này không có nhiều kiến thức, thông tin về thị trường tài chính và doanh nghiệp cụ thể. Với tâm lý “high risk, high return” - tức kỳ vọng cao thì lợi nhuận cao, hành vi đầu tư của họ thường là nghe ngóng thông tin qua các hội, nhóm trên mạng xã hội và thích tham gia cuộc chơi đầu cơ lớn, có khả năng sinh lời nhanh.

“Trong bối cảnh trên, việc thị trường thường xuất hiện những biến động quá đà do ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý không phải điều quá khó hiểu. Chẳng hạn, những ngành, doanh nghiệp xuất hiện nhiều tin đồn tích cực/tiêu cực thường rất nhanh xảy ra tình huống cổ phiếu tăng hoặc giảm quá đà, từ đó tác động tới thị trường” - ông Ngọc dẫn chứng.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Điều gì khiến VN-Index rơi tới 25 điểm trong phiên chiều nay?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.