0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 16/11/2023 09:18 (GMT+7)

Đầu tư và Phát triển TDT bị phạt và truy thu thuế gần 2,3 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 10/11, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư và Phát triển TDT (HNX: TDT) với tổng số tiền gần 2.3 tỷ đồng.

Quyết định xử phạt nêu rõ, CTCP Đầu tư và Phát triển TDT đã có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên phải nộp; không kê khai số phí bảo vệ môi trường phải nộp; khai sai nhưng không dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp; không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2018-2022.

Đầu tư và Phát triển TDT bị phạt và truy thu thuế gần 23 tỷ đồng

Với các sai phạm trên, TDT bị phạt gần 280 triệu đồng. Tổng số tiền thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên, phí BVMT truy thu sau kiểm tra là hơn 1,575 tỷ đồng (gần 712 triệu đồng thuế TNDN; gần 15 triệu đồng thuế TNCN; hơn 577 triệu đồng thuế tài nguyên; hơn 272 triệu đồng phí bảo vệ môi trường. TDT còn phải nộp gần 438 triệu đồng tiền chậm nộp các loại thuế, phí trên.

Tổng cộng, TDT phải nộp cho Cục thuế tổng cộng gần 2,3 tỷ đồng.

Trước đó, cuối năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này 100 triệu đồng vì không báo cáo việc thay đổi mục đích sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

Đầu tư và Phát triển TDT bị phạt và truy thu thuế gần 23 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 4600941221 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp đăng ký lần đầu ngày 22/03/2011 với vốn điều lệ ban đầu là 8 tỷ đồng. Tại thời điểm tháng 10/2022, vốn điều lệ của TDT tăng lên hơn 238 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 123 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong kỳ, việc chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đầu tăng đã dẫn đến lợi nhuận gộp của Công ty giảm gần 17%, chỉ còn 12,7 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT ghi nhận khoản lợi nhuận ròng trong quý 3/2023 là hơn 10,7 tỷ đồng, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế sau 9 tháng của năm 2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT đạt doanh thu là hơn 348 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đạt 13,2 tỷ đồng, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Đầu tư và Phát triển TDT đang dừng ở mức 581 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp lên đến 309 tỷ đồng, tăng 78 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay và cao gấp 1,13 lần vốn chủ sở hữu của Công ty (hơn 272 tỷ đồng). Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 276 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm hơn 32,5 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11 cổ phiếu TDT của Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT được giao dịch ở mức 6.800 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường ước đạt khoảng 162 tỷ đồng.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư và Phát triển TDT bị phạt và truy thu thuế gần 2,3 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.