0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 07/11/2023 21:05 (GMT+7)

9 tháng đầu năm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB vượt mốc 15.000 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Theo báo cáo hợp nhất quý 3/2023, trong kỳ, ACB ghi nhận Thu nhập lãi và các thu nhập tương tự đạt 13.024 tỷ đồng, tăng 2.704 tỷ đồng, tương đương 26,2% so với quý 2/2022; lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 11.039 tỷ đồng, tương đương 38,3% so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng đầu năm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB vượt mốc 10.000 tỷ đồng.  
9 tháng đầu năm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB vượt mốc 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, chỉ tiêu Cho vay khách hàng chỉ tăng 35.785 tỷ đồng, tương đương 8,8% lên 444.641 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy Thu nhập lãi và các thu nhập tương tự (phần lớn đến từ lãi cho vay) tại ACB lại có tốc độ tăng mạnh gấp 4,4 lần tín dụng dù trong thời gian dài Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tục yêu cầu hệ thống ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cùng với thu nhập lãi, nhiều thu nhập khác cũng tăng trưởng khá mạnh. Lãi thuần từ hoạt động ngoại hối trong quý 3 tăng từ 95,8 tỷ đồng lên 316 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng tăng từ 544 tỷ đồng lên 1.081 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 67,8 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 182 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với các khoản thua lỗ trước đó; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư trong 9 tháng tăng từ 23,4 tỷ đồng lên 1.289 tỷ đồng.

Dịch vụ là hoạt động hiếm hoi tăng trưởng âm. Lãi thuần từ hoạt động này trong quý 3 giảm từ 867 tỷ đồng xuống 764 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng giảm từ 2.599 tỷ đồng xuống 2.195 tỷ đồng.

Nhiều khoản lợi nhuận tăng mạnh nhưng chi phí hoạt động lại điều chỉnh nhẹ, tăng 342 tỷ đồng, tương đương 13,5% trong quý 3 lên 2.868 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 7.861 tỷ đồng, tăng 320 tỷ đồng, tương đương 4,2%.

Vì vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 3 đạt 5.556 tỷ đồng, tăng 991 tỷ đồng, tương đương 21,7%; lũy kế 9 tháng đạt 16.507 tỷ đồng, tăng 3.184 tỷ đồng, tương đương 23,9%.

Trong kỳ, ACB mạnh tay cho dự phòng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 430,6 tỷ đồng, tương đương 476% lên 521 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 1.483 tỷ đồng, tăng 1.303 tỷ đồng, tương đương 724%.

Kết quả là lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 của ACB tăng 451 tỷ đồng, tương đương 12,6% lên 4.038 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 12.038 tỷ đồng, tăng 1.220 tỷ đồng, tương đương 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay của riêng ngân hàng ghi nhận mức tăng 8,2% so với đầu năm, cao hơn so với tăng trưởng toàn ngành (~6,9%). Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của Công ty Chứng khoán ACBS phục hồi khi dư nợ tăng gấp đôi so với cuối năm 2022.

Kết quả chung cho thấy tăng trưởng tín dụng của toàn Tập đoàn ACB lên 8,7% so với đầu năm, đạt 450.000 tỷ đồng.

Hiện mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng hơn 93% danh mục cho vay của ACB và ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay kinh doanh bất động sản…, song ACB thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát và xử lý nợ xấu trong hoạt động để ngăn ngừa rủi ro.

Nhờ vậy, dù trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành nói chung và tại ACB nói riêng có xu hướng tăng lên (1,2%), nhưng ngân hàng này vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất thị trường.

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong quý III/2023. Cuối tháng 9/2023, tỷ lệ này đạt 12,8%, vượt xa mức quy định tối thiểu, luôn bảo đảm trong vùng an toàn, ngay cả trong điều kiện căng thẳng.

Tính đến tháng 9/2023, ACB vẫn bảo đảm mức sinh lời thuộc tốp cao nhất thị trường, với ROE ở mức 24,5%. Bên cạnh đó, ACB kiểm soát chi phí hoạt động một cách hiệu quả, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 trong khi doanh thu tăng trưởng 17%. Nhờ đó tỷ lệ CIR được cải thiện còn 32%, giảm so với cùng kỳ năm 2022 (36%).

9 tháng đầu năm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB vượt mốc 15.000 tỷ đồng - Ảnh 1

Được biết, Năm 1993, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015). Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.

Với nhiều năm hoạt động trên thị trường ACB đã và đang lấy được vị thế của một ngân hàng hàng đầu, với quy tắc hoạt động là quản lý chuyên nghiệp, tăng trưởng bền vững, thu nhập chính đáng, lợi nhuận mức hợp lý. Cùng ngành nghề kinh doanh đa dạng như huy động vốn, cho vay, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, mua bán vàng, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành...

Hiện tại, Ngân hàng ACB sở hữu hơn 350 chi nhánh và phòng giao dịch với không gian giao dịch hiện đại, 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union đang hoạt động rộng khắp 47 tỉnh thành trong cả nước.

Tại ngày 30/9/2023, toàn hệ thống ACB có 13.404 người, tăng 369 người, tương đương 3,1% so với cuối năm 2022.

Cùng với tăng cường tuyển dụng, ACB tăng lương cho người lao động. Chi lương và phụ cấp trong 9 tháng đầu năm đạt 1.669 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 1.527 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Như vậy, trung bình mỗi người lao động tại ACB được trả 125 triệu đồng/người/9 tháng, tương đương 13,8 triệu đồng/người/tháng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết 9 tháng đầu năm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB vượt mốc 15.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.