0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 30/03/2023 13:20 (GMT+7)

Chuyên gia “gọi tên” phân khúc tiềm năng nhất khi thị trường bất động sản “khởi sắc”

Theo dõi KT&TD trên

Những quyết sách quan trọng được Chính phủ và các bộ, ngành đưa ra trong thời gian qua đã làm lộ diện nhiều hơn những “vùng sáng” trên thị trường bất động sản. Trong đó, nhà ở đáp ứng nhu cầu ở thực sẽ có tốc độ “quay đầu” phục hồi mạnh mẽ hơn cả.

Hàng loạt cú hích từ chính sách

Thị trường bất động sản đang có thêm động lực để phục hồi nhờ loạt chính sách, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 31, trong đó Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát những khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản cụ thể; hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững...

Trên thực tế, ngay từ đầu tháng 3/2023, Bộ Xây dựng đã có tờ trình đề nghị ban hành nghị quyết, tập trung vào 3 nhóm vấn đề là thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn được đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay; các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn tiếp tục được cấp tín dụng; các dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân được ưu tiên khi xét hồ sơ cho vay.

Chuyên gia “gọi tên” phân khúc tiềm năng nhất khi thị trường bất động sản “khởi sắc”
Nhiều “vùng sáng” đã xuất hiện rõ nét hơn trên thị trường bất động sản trong năm 2023.

Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, việc giải “cơn khát” tín dụng ngân hàng mới chỉ giúp đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn, còn một nhiệm vụ quan trọng không kém là cần tổ chức lại thị trường trái phiếu, chứng khoán bởi đó mới là nguồn vốn dài hạn cho sự phát triển của thị trường bất động sản nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung.

Đáp ứng mong mỏi này, Nghị định 08 của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa phát hành đã có hiệu lực ngay từ tháng 3 vừa qua.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ví von đây chính là “liều thuốc” chữa lành “vết thương” cho một kênh huy động vốn hiệu quả, mở ra lối thoát cho nhiều doanh nghiệp bất động sản trước áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2023 - 2024 với tổng giá trị lên tới 230.000 tỉ đồng.

Cùng với các vấn đề nội tại được tháo gỡ, thị trường bất động sản cũng nhận được cú hích quan trọng từ tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu đạt hơn 6% trong năm nay theo nghị quyết của Quốc hội.

“Trong 1 nền kinh tế khởi sắc, người ta sẽ có tâm lý thoải mái hơn, không bị áp lực bởi dòng tiền, từ đó không phải tìm cách bán lỗ nữa, có động lực tái cơ cấu sản phẩm để có sản phẩm đầu tư phù hợp hơn với nhu cầu. Đó là chất kích thích để thị trường tăng trưởng ổn định”, ông Trần Khánh Quang, Giám đốc Công ty Việt An Hòa, phân tích.

Nhà phục vụ nhu cầu ở thực sẽ bứt phá

Cũng theo ông Trần Khánh Quang, thị trường bất động sản có cơ hội phục hồi nhưng sẽ không đồng loạt ở tất cả các phân khúc mà phải phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay và sự thay đổi “khẩu vị” của khách hàng.

“2023 sẽ là năm của bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực, vì ngách sản phẩm này đáp ứng được 2 tiêu chí, thứ nhất là sự vượt trội của hạ tầng xã hội; thứ hai là khả năng ở và cho thuê được ngay. Tôi cho rằng phân khúc này vẫn luôn duy trì giao dịch trong điều kiện khó khăn nhất và có thể sôi động hơn từ quý 3 năm nay”, ông Trần Khánh Quang nhận định.

Chuyên gia “gọi tên” phân khúc tiềm năng nhất khi thị trường bất động sản “khởi sắc”
Khu Đông TP.HCM tập trung nhiều đại đô thị sở hữu hàng loạt tiêu chí đáp ứng nhu cầu ở thực.

Trên địa bàn TP.HCM, khu Đông đang là nguồn cung chủ yếu của thị trường bất động sản. Có thời điểm các quỹ căn rao bán tại đây chiếm tới 2/3 nguồn cung của toàn thành phố. Đây cũng là tọa độ tập trung nhiều nhất các dự án đáp ứng các tiêu chí mà khách hàng có nhu cầu mua ở thực đang tìm kiếm.

Xét về hạ tầng xã hội, đây là nơi có mật độ các cơ sở giáo dục, khoa học công nghệ cao nhất. Khu vực này được quy hoạch là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao, đồng thời cũng là trung tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao của thành phố.

Chưa kể, bản thân nội khu các đại đô thị trong khu vực cũng có sự hiện diện của hệ sinh thái các tiện ích - dịch vụ vượt trội. Điển hình như Vinhomes Grand Park, dự án được xây dựng theo mô hình “all in one”, nơi mọi nhu cầu của người dân đều được đáp ứng tại chỗ mà không phải di chuyển ra ngoài nơi mình sinh sống.

Đại đô thị sở hữu hầu hết các thương hiệu chất lượng quốc tế của Tập đoàn Vingroup như trường phổ thông liên cấp Vinschool, tới đây sẽ có thêm trường phổ thông quốc tế danh tiếng Anh quốc Brighton College, Vincom Mega Mall, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec… đang tăng tốc hoàn thiện.

Cùng với đó, hạ tầng giao thông khu Đông cũng ngày càng hoàn thiện khi có thêm nhiều dự án trọng điểm đã đi vào sử dụng. Tiêu biểu phải kể đến Hầm Thủ Thiêm, Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Cầu Sài Gòn 2, đại lộ Phạm Văn Đồng, các tuyến đường vành đai… Đặc biệt, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cũng sắp cán đích, bổ sung thêm 1 phương thức di chuyển văn minh, hiện đại cho cư dân.

Sự phát triển vượt bậc về hạ tầng cùng với chất sống tiện nghi, đủ đầy của các đại đô thị, sẽ ngày càng thúc đẩy cộng đồng dân cư đang tìm nơi an cư dịch chuyển mạnh mẽ hơn về khu Đông thành phố.

Vân Phương

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia “gọi tên” phân khúc tiềm năng nhất khi thị trường bất động sản “khởi sắc”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.