0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 29/03/2023 22:42 (GMT+7)

Chuyển đổi công năng nhà ở sinh viên Pháp Vân–Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê:Làm sao cho hợp lý

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 với việc phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (NƠXH) với nguồn vốn khoảng 12.500 tỷ đồng.

Trong đó, dự kiến dành khoảng 223,9 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành NƠXH cho thuê, chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành NƠXH cho thuê tại dự án này.

Chuyển đổi công năng nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê: Làm sao cho hợp lý
Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, cần sớm hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để việc chuyển đổi công năng của nhà A2, A3 tại khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp đáp ứng tốt công năng của NƠXH… (Ảnh minh họa).

Thông tin này đang rất được quan tâm khi nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là NƠXH có mức giá vừa túi tiền không ngừng tăng cao.

Khởi công từ tháng 9/2009, với tổng mức đầu tư dự án điều chỉnh gần 1.900 tỷ đồng cho 6 hạng mục nhà chính. Hiện khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp vẫn còn 2 khu nhà A2, A3 đang xây dựng dở dang. Còn nhà A4 thậm chí chưa xây dựng được, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Mặc dù đã được bàn giao từ năm 2015, nằm ở khu vực có giao thông đông đúc, có thời điểm khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp đã tiếp nhận được đến 80% sinh viên đến ở. Tuy nhiên hiện nay trong số 3 khối nhà cho sinh viên vào thuê, chỉ có duy nhất 1 khối nhà đang hoạt động, với số lượng sinh viên đến ở chiếm khoảng 30%, còn 2 khối nhà khác thì không hoạt động.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do vị trí của dự án không phù hợp, không gần các trường đại học, xung quanh không có đầy đủ tiện ích cho người đến ở…, nên không thu hút được sinh viên, gây lãng phí rất lớn về quỹ đất, quỹ nhà ở.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam Hà Nội, kết nối thuận tiện với nhiều tỉnh, thành. Diện tích bình quân mỗi căn hộ khoảng gần 60m2, dự án nằm trong quần thể khu đô thị Pháp Vân hiện đại, khá gần trung tâm, phù hợp với người lao động đang làm việc các quận lân cận bán kính khoảng 10km. Nếu chuyển thành nhà để ở thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người đang làm việc tại Hà Nội quan tâm tìm đến.

Năm 2017, Sở Xây dựng Hà Nội từng đề xuất chuyển đổi nhà A2, A3 từ nhà ở sinh viên thành NƠXH. Tuy nhiên phải đến đầu năm 2023, Thành phố Hà Nội mới chính thức có quyết định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi công năng dự án, bằng tiền ngân sách. Hiện Ban Quản lý dự án đang báo cáo thành phố để quyết toán, kết thúc dự án cũ.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội Đồng Phước An cho biết: Hà Nội sẽ dành gần 224 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh một số tòa nhà đang dang dở, bỏ hoang thuộc dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) để chuyển đổi thành NƠXH cho thuê. Dự kiến việc hoàn thiện dự án và chuyển đổi nhà ở sinh viên sang NƠXH này sẽ hoàn tất trong năm 2025.

Vấn đề lớn nhất được nhiều người quan tâm lúc này đó là làm thế nào để chuyển đổi công năng nhà ở cho hợp lý. Theo chuyên gia Đặng Hùng Võ, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên được sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nếu thiếu vắng người ở sẽ là sự lãng phí lớn về đất đai và tiền của. Thế nên phải thay đổi cách quản lý để không lãng phí và đáp ứng đúng nhu cầu nhà ở của xã hội.

Quan trọng nhất ở đây phải có phương án quy hoạch, dành không gian để phát triển các hạ tầng xã hội như nhà trẻ, y tế, các nơi cung cấp dịch vụ đời sống cho cư dân khi người dân đến đó.

Các chuyên gia quy hoạch cũng cho rằng, việc thiếu hạ tầng kỹ thuật, xã hội khiến các khu nhà ở hay khu đô thị không thể thu hút người dân đến sinh sống là bài học trong quản lý quy hoạch và phát triển nhà ở theo kế hoạch. Hiện nay về quy hoạch, việc cần làm là sớm hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để việc chuyển đổi công năng của nhà A2, A3 tại khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp đáp ứng tốt công năng của NƠXH…

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Hà Nội xác định mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố là 29,5m2/người; trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2/người. Tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 44 triệu m2.

Trong đó, về NƠXH, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1 – 2 khu NƠXH độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 – 3 khu. Tỉ lệ NƠXH cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích NƠXH tại dự án. Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,555 triệu m2 sàn nhà ở…

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi công năng nhà ở sinh viên Pháp Vân–Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê:Làm sao cho hợp lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bất động sản được đánh giá có nhiều diễn biến "nóng"
Từ lâu, bất động sản luôn được xem là “của để dành”, là kênh đầu tư an toàn và mang lại lợi nhuận bền vững theo thời gian, được ví von là “vững như vàng”. Tuy nhiên, sau những biến động mạnh mẽ của thị trường trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn trầm lắng.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.