0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 15/07/2023 12:12 (GMT+7)

Chất tạo ngọt aspartame trong thực phẩm và đồ uống 'có thể gây ung thư'

Theo dõi KT&TD trên

Chất làm ngọt nhân tạo aspartame được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm bao gồm đồ uống có ga dành cho người ăn kiêng, kem và kẹo cao su đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là nguyên nhân có thể gây ung thư.

Chất làm ngọt aspartame sử dụng trong thực phẩm và đồ uống có thể gây ung thư
Các nhà vận động lập luận rằng trẻ em không nên uống đồ uống có ga do hàm lượng đường ở các sản phẩm này cao. Ảnh: Getty Images/iStock

Trong một báo cáo được công bố vào cuối ngày thứ Năm, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã phát đi cảnh báo, aspartame là chất có thể “gây ung thư cho con người”.

Ủy ban chuyên gia chung về phụ gia thực phẩm từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, cơ quan đã thực hiện một nghiên cứu bổ sung về vấn đề này, vẫn giữ lời khuyên rằng một người chỉ nên sử dụng từ 0 - 40mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày là an toàn.

Tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc bộ phận dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO, cho biết: “Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Mỗi năm, cứ sáu người thì có một người chết vì ung thư. Khoa học đang tiếp tục mở rộng để đánh giá các yếu tố khởi đầu hoặc yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh ung thư, với hy vọng giảm số người mắc và tử vong”.

“Các đánh giá về aspartame đã chỉ ra rằng, mặc dù tính an toàn không phải là mối quan tâm chính ở liều lượng thường được sử dụng, nhưng các tác động tiềm tàng đã được mô tả cần được điều tra bằng nhiều nghiên cứu tốt hơn. “Chúng tôi không khuyên người tiêu dùng ngừng tiêu thụ (aspartame) hoàn toàn. Chúng tôi chỉ khuyên bạn nên tiết chế một chút”, Tiến sĩ Branca chia sẻ.

Được sử dụng rộng rãi như một chất làm ngọt nhân tạo từ những năm 1980, aspartame được sử dụng trong đồ uống ăn kiêng, kẹo cao su, gelatine, kem, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, ngũ cốc ăn sáng, kem đánh răng và các loại thuốc như thuốc ho và vitamin dạng nhai.

Bà Harriet Burt, cán bộ cấp cao về chính sách và dự án quốc tế của Tổ chức Hành động Thế giới về Muối, Đường & Sức khỏe có trụ sở tại Đại học Queen Mary, London, cho biết báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách tiếp cận mới đối với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống.

Báo cáo mới này của WHO cho thấy rằng các công ty cần giảm độ ngọt tổng thể trong sản phẩm của họ thay vì phụ thuộc quá nhiều vào chất tạo ngọt.

“Khi được thực hiện đúng cách, công thức cải tiến có thể dần dần loại bỏ lượng đường, muối và chất béo bão hòa dư thừa khỏi thực phẩm để cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng mà không cần các thành phần thay thế như chất tạo ngọt không đường”, bà Burt chia sẻ.

Các chuyên gia của WHO cảnh báo, rằng đáng lo ngại là mức tiêu thụ đường tại nhiều quốc gia vẫn cao hơn mức khuyến nghị do hệ thống thực phẩm thúc đẩy việc tiêu thụ quá mức các sản phẩm quá ngọt chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Đây là lý do tại sao việc giảm tiêu thụ đường vẫn nên được ưu tiên.

Dựa trên các báo cáo gần đây của WHO, rõ ràng là các chính phủ cần gấp một chiến lược toàn diện để giảm không chỉ lượng đường mà cả độ ngọt tổng thể của sản phẩm, bao gồm cả việc sử dụng chất làm ngọt không đường như aspartame.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Chất tạo ngọt aspartame trong thực phẩm và đồ uống 'có thể gây ung thư'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.