0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 20/01/2024 08:53 (GMT+7)

Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trước chiêu lừa đảo

Theo dõi KT&TD trên

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa phát đi cảnh báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc về các chiêu lừa đảo liên quan đến việc cấp mã xuất khẩu và giấy chứng nhận.

Theo thông tin từ SPS Việt Nam, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhận được yêu cầu từ phía khách hàng Trung Quốc về việc đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và nộp phí thông qua 2 website: www.gacc.app và www.aqsiq.net.

Tuy nhiên, Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định, GACC không yêu cầu về loại giấy tờ này và quy định thu phí trực tuyến. Hai website trên có dấu hiệu giả mạo và lừa đảo doanh nghiệp khi sử dụng tên viết tắt tiếng Anh của các cơ quan trực thuộc GACC trong địa chỉ website.

Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trước chiêu lừa đảo - Ảnh 1

Cụ thể, các website này yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí từ 100 - 1.000 USD để đăng kí giấy tờ chứng nhận mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp không nộp phí thì lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu.

Để tránh bị lừa đảo, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần lưu ý một số điểm sau:

- Chỉ truy cập các website chính thức của GACC có đuôi .cn để kiểm tra kết quả đăng ký, tra cứu thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

- Liên tục cảnh giác với các yêu cầu bất thường trong quá trình giao thương với đối tác.

-Trong trường hợp nhận được yêu cầu từ phía khách hàng Trung Quốc về việc đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký của GACC, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với Văn phòng SPS Việt Nam để được giải đáp.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, theo quy định của Hải quan Trung Quốc và Việt Nam, không có chuyện thu phí về việc cấp mã xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

"Trong trường hợp nhận có phía khách hàng yêu cầu như vậy thì đề nghị các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối quốc gia là Văn phòng SPS Việt Nam, đơn vị này sẽ có trách nhiệm để giải đáp các quy định này cho doanh nghiệp", ông Nam nhấn mạnh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023 đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, quả sầu riêng đóng góp tỷ trọng lớn cho kết quả này.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Hiện Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.

Bảo Anh

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trước chiêu lừa đảo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.