0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 15/01/2024 11:00 (GMT+7)

Cần hành lanh pháp lý rõ ràng về xử lý nợ xấu

Theo dõi KT&TD trên

Sau hơn 6 năm triển khai, hoạt động mua bán và xử lý nợ đã có nhiều chuyển biến, đóng góp quan trọng vào kết quả cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nền kinh tế.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực từ 31/12/2023, điều này đặt ra thách thức lớn trong xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn

Năm 2023, ngành ngân hàng khá rốt ráo xử lý nợ xấu, khi có hơn 16.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, thu hồi qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tăng 38% so với năm 2022. Hơn 13.000 tỷ đồng nợ được mua lại bằng trái phiếu đặc biệt và mua theo giá trị thị trường. Đặc biệt, tỷ lệ mua nợ theo giá trị thị trường tăng tới 70% cho thấy những chuyển biến trong việc tạo lập thị trường mua bán nợ.

Hiện tại, bức tranh nợ xấu của ngành ngân hàng mới chỉ có nhóm 4 ngân hàng lớn công bố, gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.

Trong đó, Vietcombank tiết lộ lợi nhuận trước thuế của tăng 10,2% so với cùng kỳ, hoàn thành 100,3% kế hoạch năm 2023. Trong đó, thu nhập từ lãi của Vietcombank tăng 0,4% so với cùng kỳ, còn thu nhập ngoài lãi giảm 4,6%. Thu nợ ngoại bảng trong năm đạt 2.088 tỷ đồng.

Từ con số trên, có thể ước tính lợi nhuận trước thuế riêng lẻ trong năm 2023 của Vietcombank ở mức hơn 40.400 tỷ đồng. Với kết quả trên, nhiều khả năng Vietcombank sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng.

Huy động vốn thị trường 1 của Vietcombank đạt 1,41 triệu tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2022. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 29,8%, quy mô vốn không kỳ hạn bình quân giảm 3,6% so với cuối năm 2022. Dư nợ tín dụng của Vietcombank ở mức 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% trong năm.

Ngân hàng cũng cho biết tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,42% còn nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 0,97%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 185%.

BIDV xếp ở vị trí thứ hai với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2023 đạt 26.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 27.400 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận riêng lẻ của ngân hàng đã tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận hợp nhất tăng 18,8%.

Vào cuối năm 2023, tổng tài sản của BIDV đạt 2,26 tỷ đồng, tiếp tục nhà ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Huy động vốn đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 16,5% so với cuối năm 2022.

Dư nợ tín dụng ở mức 1,75 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,66%. Kết quả này cao hơn trung bình của toàn nền kinh tế (13,5%) cũng như dẫn đầu trong nhóm Big4. BIDV cũng tiết lộ tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,1%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 192%.

Trong khi đó, VietinBank nhiều khả năng về chót bảng trong nhóm Big4 khi xét về lợi nhuận. Tại Hội nghị tổng kết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) VietinBank Trần Minh Bình cho biết ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023.

Vào tháng 10, HĐQT ngân hàng công bố kế hoạch năm 2023 với con số lợi nhuận riêng lẻ trước thuế là 22.500 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm trước (20.352 tỷ) và tỷ lệ nợ xấu dưới 1,8%.

Đến cuối năm 2023, tổng dư nợ tín dụng của VietinBank đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 và đứng thứ hai trong Big4. Huy động vốn của VietinBank tăng thêm 13,7%, trong đó tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng 27%.

Cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức 1,15%, giảm 0,09 điểm % so với cuối năm 2024. Đồng thời, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của ngân hàng ở mức 160%.

Trước đó, Agribank cũng đã đăng tải một số thông tin về tình hình kinh doanh trong năm 2023.

Cụ thể ngân hàng ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm đạt khoảng 25.300 - 25.400 tỷ đồng, tăng từ 14,5 - 15% so với năm trước. Con số này thấp hơn mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra vào cuối tháng 5/2023 là 26.200 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Agribank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, nguồn vốn đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,55 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 7,4%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát dưới 2%.

Tuy nhiên theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu nội bảng tính đến cuối năm 2023 đã tăng lên 4,95%, cao hơn gấp đôi so với mức 2% vào cuối năm 2022. Khó khăn của nền kinh tế kéo theo những khoản nợ khó đòi.

Chia sẻ trong chương trình Dòng chảy tài chính của nhà đài VTV, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, nguyên Chủ tịch VAMC, cho rằng nợ xấu quay trở lại có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan là phần lớn. Bởi dịch bệnh COVID-19 kéo dài 2 năm, sau đó ảnh hưởng đến kinh tế, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước cơ cấu nợ. Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách cơ cấu nợ, giãn nợ, không chuyển nợ xấu đã hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn.

"Vấn đề là xử lý nợ xấu như thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp đang khó khăn. Vì vậy, các ngân hàng đang đối diện với thách thức lớn, một bên phải tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp để có khả năng phục hồi; một bên doanh nghiệp không có khả năng phục hồi thì xử lý khoản nợ đó bằng biện pháp đề nghị phát mại tài sản đảm bảo, thậm chí thu giữ tài sản đảm bảo để phát mại hoặc yêu cầu các doanh nghiệp tập trung các nguồn lực khác để trả nợ.

Liên quan đến việc ra đời của Nghị quyết 42, ông Nguyễn Quốc Hùng, cho biết khi vừa ban hành Nghị quyết 42, vướng mắc trong các vấn đề về thu hồi, xử lý nợ xấu đó là bàn giao tài sản, nếu người vay chấp hành theo hợp đồng với tổ chức tín dụng thì việc không có khả năng trả nợ, người vay cần có trách nhiệm bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý. Tuy nhiên thực tế không như vậy, phát sinh nhiều tranh chấp, không tự nguyện bàn giao tài sản dẫn tới ngân hàng rất khó khăn trong thu hồi nợ nên kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết 42. Khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, ngân hàng sẽ rất khó khăn.

Thực tế, phía ngân hàng và VAMC cũng gặp khá nhiều khó khăn khi xử lý nợ xấu, đặc biệt khi tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đa phần là bất động sản. Do đó, khi thị trường bất động sản trầm lắng, các tổ chức tín dụng cũng khó kiếm được người mua nợ phù hợp.

Hiện tại, khoảng 70 - 80% tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu là bất động sản. Khi thị trường bất động sản trầm lắng, các ngân hàng cũng gặp khó trong xử lý nợ xấu.

Năm 2024, xử lý nợ xấu và thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng trong diện chuyển giao bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng. Theo Thống đốc Ngần hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, bên cạnh việc tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%.

Giải quyết “cục máu động” nợ xấu của nền kinh tế chỉ có thể thực hiện được nếu các nút thắt được khai thông.

Cần sớm có hành lang pháp lý rõ ràng

Đại diện các nhà băng, cho rằng việc xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nợ xấu có nguy cơ tăng do các doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó phần lớn nguyên nhân là do phải chịu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả nợ. Điều này có thể thấy vấn đề nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế, không chỉ là vấn đề của riêng ngành Ngân hàng. Tuy nhiên để nợ xấu được xử lý có hiệu quả rất cần sự phối hợp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ các ngành, các cấp.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 cũng đã hết hiệu lực vào cuối năm 2023, nếu không có việc thay thế hoặc gia hạn sẽ làm chậm lại quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ chức ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn, cách thức thẩm định giá các khoản nợ nên có thể gây khó khăn, tiềm ẩn các rủi ro trong xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bán nợ dưới giá nợ gốc. Ngoài ra, việc phát mại, khởi kiện qua tòa thường kéo dài gây khó khăn, tốn kém thời gian chi phí trong xử lý nợ.

Sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nhiều ý kiến cho rằng để cả tổ chức tín dụng và các công ty mua bán nợ, có thể thực hiện hiệu quả việc xử lý nợ xấu cần có hành lang pháp lý rõ ràng,.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng 2024 mới đây, lãnh đạo Vietinbank cho rằng các cơ quan chức năng cần rà soát toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, để đề xuất ban hành sửa đổi/bổ sung, thiết lập mối liên kết giữa các quy định pháp luật, đồng thời quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật khi phát sinh những quy định khác nhau.

Đồng thời, theo lãnh đạo VietinBank, các cơ quan Tòa án, Thi hành án cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xử lý vụ việc, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về thời hạn tố tụng, thời hạn thi hành án theo quy định của pháp luật để đẩy nhanh tiến độ, tăng hiệu quả xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cùng quan điểm nêu trên, đại diện BIDV cũng cho biết Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực vào cuối năm 2023, nếu không có việc thay thế hoặc gia hạn sẽ làm chậm lại quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ chức ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn, cách thức thẩm định giá các khoản nợ nên có thể gây khó khăn, tiềm ẩn các rủi ro trong xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bán nợ dưới giá nợ gốc. Ngoài ra, việc phát mại, khởi kiện qua tòa thường kéo dài gây khó khăn, tốn kém thời gian chi phí trong xử lý nợ.

Trong khi đó, VAMC cũng đề xuất cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ, tránh khoảng trống pháp lý kéo dài, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 3% trong năm nay.

Bởi việc đẩy mạnh thu hồi nợ, xử lý nợ xấu sẽ góp phần cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, qua đó tạo dòng vốn lành mạnh cho phát triển nền kinh tế.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Cần hành lanh pháp lý rõ ràng về xử lý nợ xấu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).