0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 10/11/2023 09:27 (GMT+7)

Nợ xấu ngân hàng vẫn “phình to” trong quý III/2023

Theo dõi KT&TD trên

Kết thúc quý III/2023, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại ghi nhận có mức sụt giảm về lợi nhuận so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với chất lượng nợ chuyển xấu…

Nợ xấu ngân hàng vẫn “phình to” trong quý III/2023
Nợ xấu vẫn là nỗi lo của lớn của các ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Lợi nhuận sụt giảm

Thống kê lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn trong quý III/2023 đạt 59.310 tỷ đồng, giảm 1,9% so cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm 1.190 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận nhóm các ngân hàng có mức giảm sâu nhất về lợi nhuận trước thuế gồm: BIDV, Eximbank…

Cụ thể, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận giảm sâu là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán: BID). Tại kết thúc quý III/2023, BDI có lợi nhuận ở mức 5.418 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đó là 6.498 tỷ đồng, tương đương giảm 1.080 tỷ đồng (17%).

Tiếp theo, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB). Nếu tại kết thúc quý III/2022, EIB đạt lợi nhuận 1.278 tỷ đồng, thì đến quý III/2023 khoản lợi nhuận này chỉ còn lại 307 tỷ đồng, tương đương mức giảm 971 tỷ đồng (76%). Nếu xét về tỷ lệ giảm lợi nhuận thì đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ giảm sâu nhất trong 25 ngân hàng TMCP được niêm yết.

Điều đáng chú ý, trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại đang được niêm yết cho thấy, quý III/2023, chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro của nhiều ngân hàng tiếp tục tăng mạnh. Đây là một trong những yếu tố kéo giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

Nợ xấu khó kiểm soát và “phình to”

Kết thúc quý III/2023, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 9,23 triệu tỷ đồng, tăng 9,2% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, các ngân hàng niêm yết đều ghi nhận nợ xấu tăng so với đầu năm. Trong đó, có những ngân hàng ghi nhận mức tăng đến gần 300%.

Trong danh sách các ngân hàng thương mại đang được niêm yết, những ngân hàng có lượng nợ xấu tăng cao nhất phải kể đến là: TP Bank, Sacombank, LP Bank, MB Bank, MSB và Nam Á Bank…

Cụ thể, kết thúc quý III/2023, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank - mã chứng khoán: TPB) ghi nhận lượng cho vay khách hàng đạt 179.946 tỷ đồng, tăng 18.953 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, đi cùng với đó là chất lượng nợ của ngân hàng này lại chuyển biến xấu khi tăng từ mức 1.357 tỷ đồng lên mức 5.350 tỷ đồng, tức tăng 3.993 tỷ đồng (294%) và hiện tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đang ở mức 3% tổng cho vay khách hàng.

Gương mặt thứ hai phải kể đến là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã chứng khoán: STB). Tại ngày 30/9, lượng cho vay khách hàng của ngân hàng này đạt mức 465.430 tỷ đồng, tăng 7,5% so với đầu năm. Nợ xấu (từ nhóm 3 – nhóm 5) của ngân hàng này ghi nhận tăng từ mức 4.299 tỷ đồng (ngày đầu năm) lên mức 10.388 tỷ đồng, tức tăng 6.089 tỷ đồng, tương đương mức tăng 142%. Hiện, tỷ lệ nợ xấu của STB đang ở mức 2,2% tổng cho vay khách hàng sau 9 tháng.

Đứng ở vị trí thứ 3 về lượng nợ xấu tăng cao trong 9 tháng 2023 là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LP Bank - mã chứng khoán: LPB). Ngân hàng này ghi nhận, kết thúc quý III, lượng cho vay khách hàng đạt 285.651 tỷ đồng, tăng 23,9% so với đầu năm. Nợ xấu tại ngày 30/9 ở mức 7.367 tỷ đồng, tăng 115% so với đầu năm và hiện tỷ lệ nợ xấu trong tổng cho vay khách hàng là 2,6%.

Hai ngân hàng có cùng mức tăng nợ xấu tính từ đầu năm ở mức 101% là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank - mã chứng khoán: MBB) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB - mã chứng khoán: MSB).

Đối với MBB, kết thúc quý III/2023, ghi nhận lượng cho vay khách hàng đạt mức 523.969 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Nợ xấu cũng tăng theo từ mức 5.031 tỷ đồng lên mức 10.111 tỷ đồng và hiện tỷ lệ nợ xấu trong tổng cho vay khách hàng ở mức 1,9%.

Về MSB, sau 9 tháng, lượng cho vay khách hàng ngân hàng này đạt 138.830 tỷ đồng, tăng 16%. Nợ xấu ghi nhận đã lên mức 4.149 tỷ đồng, trong khi đó đầu năm mới chỉ là 2.057 tỷ đồng. Với mức này, tỷ lệ nợ xấu MBS đang ở mức 3% trong tổng cho vay khách hàng.

Kết thúc quý III, tổng nợ xấu của các ngân hàng đạt 196.755 tỷ đồng, tăng 61% so với đầu quý. Ngoài những ngân hàng kể trên, rất nhiều ngân hàng cũng ghi nhận nợ xấu tăng cao so với đầu năm khác như: Nam Á bank tăng 93%, OCB và Vietcombank cùng tăng 84%, VIB tăng 59%... Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 2,13%.

Bạn đang đọc bài viết Nợ xấu ngân hàng vẫn “phình to” trong quý III/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.