0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 07/01/2024 08:45 (GMT+7)

Nợ xấu tăng, BVBank vẫn muốn thu 5.600 tỷ đồng từ trái phiếu

Theo dõi KT&TD trên

KQKD trong 9 tháng đầu năm không mấy khả quan khi lợi nhuận giảm mạnh, tỷ lệ nợ xấu tăng cao thế nhưng BVBank vẫn “chơi lớn” khi dự kiến phát hành lô trái phiếu trị giá 5.600 tỷ đồng trong thời gian tới.

Nợ xấu tăng, BVBank vẫn muốn phát hành 5.600 tỷ đồng trái phiếu - Ảnh 1
Ngân hàng TMCP Bản Việt.

Ngày 3/1/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) công bố thông tin về việc phát hành trái phiếu ra công chúng tăng vốn cấp 2 giai đoạn 2024-2025. Theo đó, BVBank sẽ phát hành 56.000.000 trái phiếu nhằm thu về dự kiến 5.600.000.000.000 đồng trong vòng 6 đợt phát hành.

Theo đó: Đợt 1 dự kiến phát hành vào quý 1/2024 với số lượng 15 triệu trái phiếu giá trị 1.500 tỷ đồng

Đợt 2 bắt đầu vào quý 2/2024 – Quý 3/2024 với số lượng 7 triệu trái phiếu giá trị 700 tỷ đồng

Đợt 3 dự kiến phát hành vào quý 3/2024 – Quý 4/2024 với số lượng 6 triệu trái phiếu giá trị 600 tỷ đồng

Đợt 4 dự kiến phát hành vào quý 1/2025 – Quý 2/2025 với số lượng 15 triệu trái phiếu giá trị 1.500 tỷ đồng

Đợt 5 bắt đầu vào quý 2/2025 – Quý 3/2025 với số lượng 7 triệu trái phiếu giá trị 700 tỷ đồng

Đợt 6 dự kiến phát hành vào quý 3/2025 – Quý 4/2025 với số lượng 6 triệu trái phiếu giá trị 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trường hợp trái phiếu chưa phát hành hết trong mỗi đợt, số lượng trái phiếu còn lại sẽ chuyển sang đợt tiếp theo.

Cũng theo Nghị quyết của HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt thì mức lãi suất sẽ tối đa 8%/năm. Kỳ hạn tối đa 8 năm kể từ ngày phát hành. Mục đích sử dụng tài chính thu về từ trái phiếu sẽ được bổ sung vốn cho vay trung – dài hạn dành cho khách hàng.

Đây là loạt trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có đảm bảo, là Nợ thứ cấp và thoả các điều kiện để được tính vào Vốn cấp 2 theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và các quy định pháp luật hiện hành.

Nợ xấu “leo cao”

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2023 của Ngân hàng TMCP Bản Việt thì lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ giảm 37 tỷ đồng (tương đương 68%) so với quý 3/2022, luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 48,5 tỷ đồng giảm 289 tỷ đồng (tương đương 85%) so với quý 3/2022.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023 tận 141 tỷ đồng tăng 15% so với 123 tỷ đồng của với cùng kỳ 2022.

Theo giải trình của BVBank, năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn tác động lên nền kinh tế. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, BVBank liên tục giảm lãi suất cho vay. Mặc dù thu nhập lãi quý 3 và 9 tháng vẫn tăng tương ứng 24% và 29% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do chi phí vốn đầu vào tăng cao bởi những biến động thị trường từ tháng 10/2022, dẫn đến chi phí lãi Quý 3 tăng 42% và 9 tháng tăng gần 54% so với cùng kỳ năm trước. Do đó thu nhập lãi thuần giảm 14% quý 3 và 21% 9 tháng so với cùng kỳ.

Ngoài ra do biến động của tỷ giá làm lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 9 tháng giảm 69%. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng đầu năm tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái cũng làm lợi nhuận của BVBank giảm so với cùng kỳ.

Nợ xấu tăng, BVBank vẫn muốn phát hành 5.600 tỷ đồng trái phiếu - Ảnh 2
KQKD thụt lùi trong 9 tháng đầu năm 2023 của BVBank.

Cũng trong kỳ quý 3/2023 này thì nhóm nợ xấu tăng lên khá nhiều so với quý 3/2022. Nhóm “Nợ cần chú ý” đạt 1.258 tỷ đồng tăng không đáng kể với quý 2/2022. Riêng nhóm “Nợ dưới tiêu chuẩn” đạt 262,3 tỷ đồng, nhóm “Nợ nghi ngờ” đạt 543 tỷ đồng và đáng chú ý là nhóm “Nợ có khả năng mất vốn” đạt 1.081 tỷ đồng đều lần lượt tăng 75,8%, 33,4 % và 25,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, tổng nợ xấu nội bảng của BVBank đạt 1886,7 tỷ đồng tăng gần 468,3 tỷ đồng so với quý 2/2022 là 1.418,4 tỷ đồng. Do đó, nhóm nợ xấu tại BVBank tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ nợ xấu theo đó cũng tăng lên 3,55% vượt mức trần quy định mà Ngân hàng Nhà nước đề ra là 3%.

Dự phòng rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay khách hàng từ đó cũng tăng lên, đối với dự phòng cụ thể từ 31/12/2022 là 366,48 tỷ đồng đã lên 395,497 tại thời điểm 30/9/2023; dự phòng chung ở 31/12/2022 là 374,983 tỷ đồng đã lên 391,912 tỷ đồng vào 30/9/2023. Tổng quỹ dự phòng rủi ro ở thời điểm quý 3/2023 chính thức đạt 787,409 tỷ đồng.

Như vậy từ những thông số trên, có thể thấy BVBank cũng đang hết sức lo ngại trước tình hình nợ xấu đang tăng lên “chóng mặt” so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, những chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh để chống đỡ với nợ xấu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận tại ABBank.

Đăng Khôi

Bạn đang đọc bài viết Nợ xấu tăng, BVBank vẫn muốn thu 5.600 tỷ đồng từ trái phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.