0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 07/06/2023 07:56 (GMT+7)

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Không sợ chậm nộp mà chỉ sợ trốn đóng bảo hiểm xã hội”

Theo dõi KT&TD trên

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm đến năm 2022 là 8.560 tỉ đồng, tăng 2,69% so với mức của năm 2021. Trong đó, có đến 26.670 doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm.

Vấn đề bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung được đông đảo các đại biểu, cử tri quan tâm trong thời gian qua.

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên họp, ĐBQH Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phản ánh tình trạng chậm và trốn đóng bảo hiểm xã hội thời gian qua. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ những nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề này?

Trả lời chất vấn về vấn đề chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, không sợ chậm nộp mà chỉ sợ trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm đến năm 2022 là 8.560 tỉ đồng, tăng 2,69% so với mức của năm 2021. Trong đó, có đến 26.670 doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng, trốn đóng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của 206.468 người lao động.

Thời gian qua, Bộ đã điều chỉnh, thực hiện các giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho khoảng 206.468 người lao động bị ảnh hưởng nêu trên. Đến nay, các đối tượng tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng về chế độ, chính sách đã được giải quyết một cách căn bản.

Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, cơ quan quản lý bảo hiểm chưa quản lý hết đối tượng, quản lý, sử dụng thiếu hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu chưa tốt. Bộ đã triển khai các biện pháp cụ thể, thực hiện nguyên tắc người lao động thu đến đâu thì thực hiện chính sách tới đó.

Trước thực trạng đó, Bộ trưởng cho rằng cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội, các nội dung này cũng được trình bày trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10. Dự thảo đã bổ sung làm rõ hành vi chậm, trốn đóng vì hành vi trốn đóng trước đây được đưa vào Bộ luật Hình sự nhưng chưa xác định rõ. Trong đó, quy định rõ khái niệm, phạm vi hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

"Cần áp dụng chế tài mạnh hơn với hành vi này như ngừng hóa đơn, cấm xuất cảnh bởi các biện pháp như hiện nay không có hiệu quả", Bộ trưởng nhận định.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sẽ trình Quốc hội trong sửa Luật bảo hiểm xã hội áp dụng một số chế tài mạnh mẽ, kiên quyết, hiệu quả hơn đối với hành vi này như thông lệ quốc tế cho phép. Đồng thời, quy định lại đối tượng được khởi kiện về bảo hiểm xã hội vì hiện nay thực hiện không hiệu quả.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Không sợ chậm nộp mà chỉ sợ trốn đóng bảo hiểm xã hội” - Ảnh 1
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)

Đối với Về hồ sơ giả, thu gom sổ bảo hiểm, trục lợi chính sách, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, thời gian qua Bộ đẩy mạnh thanh tra xử lý và kết quả về cơ bản tình trạng đã giảm đi.

Bộ trưởng nhấn mạnh, chưa bao giờ quyết liệt như vừa qua, từ sau chất vấn của Quốc hội, Bộ vào cuộc quyết liệt. 1/3 số đoàn thanh tra để xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội. Đã có 2995 kiến nghị được xử lý; ban hành 205 quyết định xử phạt, từ đó giảm tình trạng chậm đóng bảo hiểm.

Cũng tại phiên chất vấn, Đại biểu Trần Quốc Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp nào để thu hồi toàn bộ số tiền nợ đóng bảo hiểm của các doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội và tuyên bố phá sản nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Với câu hỏi này, Bộ trưởng cho hay, đến nay số chậm đóng thực tế còn khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Năm 2018, tỷ lệ chậm đóng 0,6% nhưng nay đã giảm xuống 0,29%. Để tình trạng doanh nghiệp chậm, trốn đóng kéo dài chủ yếu do công tác kiểm tra, thu chi của cơ quan chức năng chưa đến nơi đến chốn.

“Đáng lẽ nợ một tháng là phải thanh kiểm tra để chấn chỉnh thì để tới 3 tháng. Nhưng doanh nghiệp chậm nộp không sợ, có thể bị phạt lãi, trốn đóng mới sợ. Thời gian tới, Bộ cùng các cơ quan liên ngành sẽ chấn chỉnh việc này", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Không sợ chậm nộp mà chỉ sợ trốn đóng bảo hiểm xã hội”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.