0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 09/01/2025 14:47 (GMT+7)

Bảo hiểm liên kết đơn vị: 5 lưu ý khi ký hợp đồng để tránh thiệt hại

Theo dõi KT&TD trên

Đây là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thuộc loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư, trong đó cơ cấu phí bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm và phần đầu tư. Theo chuyên gia, với sản phẩm tài chính phức tạp, người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi "xuống tiền"

Vừa bảo vệ, vừa đầu tư sinh lời

Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, chị Mai Thị Hồng Hạnh (40 tuổi) ở Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, vừa tham khảo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để tham gia. Chị kể được tư vấn viên của 2 hãng bảo hiểm là Manulife và Dai - ichi đưa ra 2 phương án. Trong đó chị khá ưng ý về sản phẩm Món quà Tương lai của Manulife khi quyền lợi bảo vệ khá cao, các quyền lợi như tai nạn, thương tật đã bao gồm trong sản phẩm chính.

Chị Hạnh nói, cũng đã được tư vấn viên chia sẻ, đây là sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP), giúp vừa bảo vệ vừa đầu tư cho khách hàng, trong đó có các quỹ như Hưng thịnh, Quỹ tăng trưởng…cho người mua lựa chọn theo khẩu vị. Đồng thời, tư vấn cũng đã nói rõ về các loại phí khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

“Vẫn lăn tăn về câu chuyện đầu tư trong bảo hiểm, bởi mục tiêu khi tôi tìm đến bảo hiểm là muốn bảo vệ tài chính, rủi ro xảy ra thì được bảo hiểm chi trả”, chị Hạnh đắn đo.

Bảo hiểm liên kết đơn vị: 5 lưu ý khi ký hợp đồng để tránh thiệt hại
Bảng minh hoạ sản phẩm liên kết đơn vị của một DNBH có ghi rõ: Khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro trong đầu tư

Cũng được tư vấn về sản phẩm bảo hiểm đầu tư, nhưng chị Trần Thảo Phương (28 tuổi), ở Vinh, Nghệ An chia sẻ, chị quyết định tham gia sản phẩm Vita Sống Tự tin của bảo hiểm Generali cho bản thân, sau khi đã mua cho con trai. Chị Phương cho biết, được tư vấn giới thiệu cả sản phẩm liên kết đơn vị, và liên kết chung (UL) nhưng sau một hồi cân nhắc, chị đã lựa chọn sản phẩm liên kết chung.

“Tư vấn viên có chia sẻ đây là sản phẩm có cam kết chia lãi, tức nếu trường hợp công ty đầu tư thua lỗ, người tham gia sau 20 năm vẫn nhận về một khoản đáo hạn theo lãi suất cam kết”, chị Phương nói thêm.

Trao đổi với VietnamFinance, anh Trần Văn Huy, Quản lý kinh doanh một DNBH nhân thọ cho biết, hiện nay trên thị trường với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư có 2 loại, liên kết đơn vị và liên kết chung.

Về tính chất đầu tư, bảo hiểm liên kết chung khách hàng không được lựa chọn quỹ đầu tư theo khẩu vị và sẽ hưởng toàn bộ kết quả đầu tư của Quỹ liên kết chung, đồng thời không thấp hơn lãi suất cam kết được ghi nhận trên hợp đồng bảo hiểm, giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro đầu tư và duy trì kế hoạch tài chính ổn định. Còn với sản phẩm liên kết đơn vị, khách hàng tham gia được tùy chọn quỹ liên kết đơn vị theo khẩu vị, được hưởng toàn bộ kết quả nhưng chịu mọi rủi ro đầu tư từ các Quỹ liên kết đơn vị đã lựa chọn.

Cũng theo anh Huy, hiện nay gần như các DNBH nhân thọ tại Việt Nam đều đã triển khai bán sản phẩm liên kết đơn vị từ nhiều năm nay và đây cũng là xu hướng sản phẩm bảo hiểm trên thế giới.

5 lưu ý trước khi ký hợp đồng để tránh thiệt hại

Bảo hiểm liên kết đơn vị: 5 lưu ý khi ký hợp đồng để tránh thiệt hại
Chuyên gia bảo hiểm Trần Văn Huy

Anh Trần Văn Huy đánh giá, sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị rất phù hợp hiện nay nếu như người tham gia hiểu đúng, tin tưởng và duy trì dài hạn. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng trước khi quyết định “xuống tiền” tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.

Đầu tiên, phải hiểu đây là sản phẩm liên kết đầu tư, nghĩa là tiền đóng phí bảo hiểm sau khi trừ các loại phí sẽ được công ty bảo hiểm mang đi đầu tư. Liên kết chung đầu tư phần lớn vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh. Còn kiên kết đơn vị có nhiều quỹ, nhưng một số quỹ chọn đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu để có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

“Đầu tư là bắt buộc, thuộc tính năng của sản phẩm chứ không phải là không có nhu cầu đầu tư hay không”, anh Huy khẳng định.

Thứ hai, phải nắm rõ việc đầu tư này không đảm bão lãi suất bởi các Quỹ liên kết đơn vị được chọn khi ký hợp đồng bảo hiểm có tỷ lệ đầu tư nhất định vào cổ phiếu. Mà kênh này thì không đảm bão lãi và hoàn lại một khoản như liên kết chung. Nguyên tắc người mua chịu mọi rủi ro, nhưng có lợi nhuận tốt thì lại được nhận.

Thứ ba tài khoản hợp đồng khách hàng nắm giữ thực sự không phải là tiền, mà là số lượng đơn vị quỹ. Tức là sau khi người mua đóng phí bảo hiểm, số tiền còn lại sau khi trừ phí ban đầu (thường trừ trong vòng 3-5 năm đầu), sẽ được phân bổ vào Quỹ đã lựa chọn theo khẩu vị rủi ro (ví dụ chấp nhận rủi ro cao thì Quỹ có nhiều tỉ lệ cổ phiếu, chấp nhận rủi ro thấp thì ít cổ phiếu, nhiều trái phiếu) và quy đổi ra số lượng đơn vị quỹ.

Anh Huy ví dụ, chị A tham gia BHNT 20 triệu/năm, năm đầu tiên trừ phí ban đầu giả sử 80%, còn lại 4 triệu được phân bổ quỹ lựa chọn là Tăng trưởng. Quỹ này, tại thời điểm đó có giá là 20.000 đồng/đơn vị, lúc này giá trị tài khoản là 4 triệu đồng/20.000 đồng, tương đương 200 đơn vị Quỹ.

Tháng đầu tiên của năm hợp đồng sẽ căn cứ vào phí quản lý hợp đồng, phí bảo hiểm rủi ro để bán Quỹ đi, khấu trừ dần. Điều này, nếu khách hàng không hiểu thì có thể bị sốc bởi đầu năm tài khoản có 4 triệu nhưng cuối năm chỉ còn vài trăm ngàn vì Quỹ đang được bán dần để trừ phí hàng tháng.

“Những năm tiếp theo tài khoản sẽ tăng lên nhanh hơn do phí ban đầu giảm đi, phần còn lại mang đi đầu tư tăng và khiến cho giá trị tài khoản tăng lên nếu như giá trị đơn vị Quỹ đi khả quan”, anh Huy nói thêm.

Bảo hiểm liên kết đơn vị: 5 lưu ý khi ký hợp đồng để tránh thiệt hại
Bảo hiểm liên kết đơn vị là một sản phẩm phức tạp, người tham gia cần lưu ý tìm hiểu rõ ràng trước khi lựa chọn tham gia

Thứ tư, sản phẩm liên kết đơn vị được linh hoạt đóng phí sau một số năm tham gia nhất định, 3-5 năm tùy từng công ty, khách hàng được linh hoạt đóng phí trong những năm tiếp theo với nguyên tắc giá trị tài khoản hợp đồng lớn hơn 0, hợp đồng vẫn có hiệu lực (chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra).

Linh hoạt đóng phí là có thể đóng ít hơn, nhiều hơn hoặc tạm ngưng. Khi đó hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu như số lượng đơn vị Quỹ trong tài khoản khi bán đi để trừ các khoản phí quản lý hợp đồng, phí bảo hiểm rủi ro vẫn lớn hơn 0. Đây là quyền lợi của khách hàng, nhưng cũng cần lưu ý về việc có thể quên nộp phí dẫn đến hợp đồng mất hiệu lực hoặc sẽ không được hưởng một số khoản thưởng định kỳ.

Cuối cùng, yếu tố an toàn trong bảo hiểm liên kết đầu tư được đặt lên hàng đầu. Các DNBH nhân thọ uỷ thác đầu tư cho các công ty Quản lý Quỹ nên hiệu suất cũng ở mức khá tốt. Thực tế nhiều năm qua, công ty quản lý Quỹ thường có hiệu suất đầu tư lớn hơn tỷ suất lợi nhuận chung của VN-index. Ví dụ như kết thúc năm 2024, VN- Index tăng 12,1% nhưng các quỹ như VinaCapital, SSIAM, VCBF…có hiệu suất cao hơn rất nhiều từ 20-30%.

Điều này là do các công ty quản lý quỹ có đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm phân tích và đánh giá kỹ càng trước các quyết định đầu tư. Khách hàng có thể yên tâm tham gia bảo hiểm để được bảo vệ và đầu tư ủy thác.

Xuân Thạch

Bạn đang đọc bài viết Bảo hiểm liên kết đơn vị: 5 lưu ý khi ký hợp đồng để tránh thiệt hại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đổi mới công nghệ: Động lực bứt phá cho ngành chè Việt Nam
Mặc dù có diện tích trồng chè lớn, sản lượng chè cao, tuy nhiên ngành hàng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự đạt được những thành tựu như mong muốn. Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, cần có những giải pháp mang tính hệ thống về quản lý chất lượng.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 79/UBND-NC ngày 08/01/2025 về việc triển khai Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 09/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.

Tin mới

Đổi mới công nghệ: Động lực bứt phá cho ngành chè Việt Nam
Mặc dù có diện tích trồng chè lớn, sản lượng chè cao, tuy nhiên ngành hàng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự đạt được những thành tựu như mong muốn. Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, cần có những giải pháp mang tính hệ thống về quản lý chất lượng.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 79/UBND-NC ngày 08/01/2025 về việc triển khai Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 09/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Phát hiện hàng chục tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, phục vụ nhu cầu tăng cao dịp Tết
Trên 10 tấn nội tạng động vật đông lạnh là sách bò, dạ dày bò, dạ dày lợn, trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị lực lượng QLTT chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế công an thành phố Hà Nội kiểm tra và thu giữ tại KCN Quang Minh và 01 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì.
Tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án trên địa bàn tỉnh.
Trà sữa trái cây: Xu hướng tạo trend mạnh mẽ năm 2025
Trà sữa trái cây đang nhanh chóng trở thành một xu hướng "hot" trong năm 2025, nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa trà sữa béo ngậy và trái cây tươi mát. Sự sáng tạo không ngừng trong hương vị và lợi ích sức khỏe đã khiến thức uống này thu hút mạnh mẽ giới trẻ, tạo nên một trào lưu toàn cầu.