Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tại Việt Nam đã có gần 30 năm phát triển với nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Tuy vậy đến nay, phần lớn “sân chơi” này đang do các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chi phối.
Đây là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thuộc loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư, trong đó cơ cấu phí bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm và phần đầu tư. Theo chuyên gia, với sản phẩm tài chính phức tạp, người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi "xuống tiền"
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.
Bảo hiểm là một sản phẩm tài chính cao cấp với bản hợp đồng phức tạp và khó hiểu, nhưng hiện nay chưa có cơ chế bảo vệ nhóm người tiêu dùng đặc thù này.
Tổng cộng có 15 trường hợp người tham gia bảo hiểm được 6 DNBH nhân thọ ghi nhân thiệt hại về người do cơn bão số 3 (Yagi) và số tiền dự kiến chi trả bồi thường khoảng 9,72 tỷ đồng
Kết quả kinh doanh nhiều năm liền lợi nhuận âm, khiến cho khoản lỗ luỹ kế ngày càng tăng thêm, lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, khiến cho bài toán kinh doanh tại Việt Nam của nhiều DNBH nước ngoài trở nên “u ám”.
Kết luận Thanh tra của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Bảo hiểm nhân thọ GENERALI giảm chi phí năm 2022 số tiền 235 tỷ; thực hiện rà soát, hoàn thiện thực hiện các quy trình, quy chế theo quy định.
Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng kết 6 tháng đầu năm 2024, tổng tài sản toàn ngành bảo hiểm nhân thọ ước đạt 819.560 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý II/2024 ước đạt 55,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 109,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8%.
Số liệu do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) mới công bố cho thấy tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 7.290 tỷ đồng, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm trước.
“Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua với sự gia tăng số lượng công ty tham gia và tổng doanh thu. Năm 2024 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Đạt doanh thu hơn 17.000 tỷ trong 11 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng bảo hiểm nhân thọ Sun Life luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều năm đóng thuế nhà nước 0 đồng. Đáng chú ý, đây công ty bảo hiểm nhân thọ “hiếm hoi” phải đi vay nợ.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam doanh thu giảm 16% so với năm 2022, lỗ luỹ kế tới 31/12/2023 là hơn 3.000 tỷ đồng, nợ phải trả lên đến 12.576 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023 khép lại với những "trái đắng", khi niềm tin của khách hàng đã bị đánh đổi, bởi việc giao kết và bán một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn thiếu minh bạch, thiếu rõ ràng, gây rủi ro cho người mua bảo hiểm.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức phạt tiền với một số hành vi liên quan đến việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm và nghiệp vụ, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bộ Tài chính quy định tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023 với doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 9.440 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.