0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 20/08/2023 09:42 (GMT+7)

Bản lẻ Việt Nam trước ‘cơn lốc’ đổ bộ của các 'ông lớn' nước ngoài

Theo dõi KT&TD trên

Trước sức hút của mình, miếng bánh thị phần bán lẻ tại Việt Nam sẽ là một cuộc chiến, nói như bà Trang Bùi “chỉ có những nhà bán lẻ có chiến lược đúng đắn đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ giành được thị phần trong miếng bánh này”.

Bản lẻ Việt Nam trước ‘cơn lốc’ thâm nhập thị trường của ông lớn nước ngoài

Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, bà Trang Bùi, cho biết: Thị trường bán lẻ tại Việt Nam luôn trên đà tăng trưởng kể từ khi đất nước mở cửa, đồng thời thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ ngoại. Một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái lan, Hàn Quốc và Pháp đã đổ xô vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập vào thị trường.

Trước sức hút của mình, miếng bánh thị phần bán lẻ tại Việt Nam sẽ là một cuộc chiến, nói như bà Trang Bùi “chỉ có những nhà bán lẻ có chiến lược đúng đắn đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ giành được thị phần trong miếng bánh này”.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu còn nhiều bất ổn, các nhà đầu tư, thương hiệu lớn cũng thăm dò những mặt bằng có vị trí đắc địa, diện tích phù hợp và tiếp tục chờ đợi những điều chỉnh từ thị trường, từ những chính sách vĩ mô hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của Nhà nước trong thời gian tới.

Dù vậy, theo Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường Việt Nam với số dân đạt 100 triệu người vẫn được đánh giá là một thị trường lớn với sức mua mạnh mẽ với kinh tế phát triển ổn định cũng như những cải tiến trong hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Các nhà bán lẻ nước ngoài đã hiện diện thì đang tích cực mở rộng thêm các trung tâm thương mại, những tên tuổi mới thì đang tích cực tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Các nhà bán lẻ trong nước, điển hình là Win Mart và Coop.Mart cũng tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để có thể duy trì thị phần bán lẻ trong nước với số lượng siêu thị/trung tâm mua sắm cũng tăng lên và có mặt ở hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương.

Với lợi thế là những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận quỹ đất tốt, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là những đơn vị chủ chốt của thị trường trung tâm thương mại trong những năm qua ở các vị trí đắc địa của các thành phố lớn và khu đô thị.

Tuy nhiên trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ có nhiều màu sắc mới. Thị trường đã chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ là những trung tâm thương mại điển hình với các mặt hàng bán lẻ cao cấp, mà còn là các trung tâm thương mại có tính trải nghiệm như Aeon Mall ở khu vực xa trung tâm và phục vụ cho thị trường đại chúng cũng đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc người mua khác nhau của thị trường.

Các thương hiệu quốc tế và chuỗi cửa hàng trong nước nhắm vào phân khúc bình dân/trung cấp kinh doanh các mặt hàng như F&B, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và thời trang nhanh có kết quả kinh doanh khả quan và được các chủ nhà ưa chuộng. Cushman & Wakefield ghi nhận nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam.

Việc chuyển dần từ mô hình kênh bán hàng truyền thống (như các cửa hàng hộ gia đình nhỏ lẻ) sang kênh bán hàng hiện đại, tập trung như siêu thị, trung tâm thương mại hay E-commerce sẽ dần là xu hướng mới. Do đó, nhìn vào lượng cửa hàng cá nhân nhỏ lẻ hiện tại và sức mua ở các siêu thị và trung tâm thương mại ở các đô thị lớn và thị trường ở các tỉnh, chúng ta có thể ước lượng tiềm năng cho thị trường bán lẻ còn rất lớn.

Trong cuộc đua tranh dành thị phần này, nhiều người lo lắng về sự “yếu thế” của nhà đầu tư nội trước sự thâm nhậm ngày càng nhanh của các ông lớn từ Nhật Bản và Thái Lan. Bất chấp điều đó, các kênh bán lẻ truyền thống tại Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa bàn không thuộc Hà Nội và Tp.HCM. Do đó, các nhà bán lẻ vẫn còn nhiều cơ hội để phát huy năng lực cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ trong nước cũng nên nhìn nhận điểm mạnh điểm yếu của mình một cách nghiêm túc để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Theo bà Trang Bùi, “nhà bán lẻ trong nước có điểm mạnh là am hiểu nền văn hóa vùng miền cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam hơn nhà bán lẻ nước ngoài, chính vì vậy nên tập trung phát huy ưu điểm này để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất”.

Bên cạnh đó, lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến hơn, và tác động của loại hình này trên các trung tâm thương mại truyền thống ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mà hầu hết người mua ở Việt Nam vẫn thích mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Người Việt Nam thích đi ra ngoài với bạn bè và gia đình của họ để ăn tối, mua sắm hoặc gặp gỡ nhau và do đó các trung tâm mua sắm, cửa hàng ăn uống vẫn là một trong những lựa chọn thuận lợi.

Khi thị trường ngày càng trở nên năng động hơn, tác động của thương mại điện tử trên các mô hình truyền thống có thể trở nên rõ ràng hơn, thì các nhà bán lẻ cũng nên chuẩn bị tốt cho điều đó.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Bản lẻ Việt Nam trước ‘cơn lốc’ đổ bộ của các 'ông lớn' nước ngoài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.