0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 23/08/2023 08:13 (GMT+7)

7 tháng đầu năm 2023 tín dụng tăng trưởng âm, chỉ đạt 4,56%

Theo dõi KT&TD trên

Thông tin trên được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố sáng nay 22/8. Theo đó tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm thấp so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay lên tới 14-15%.

Đáng chú ý, theo công bố trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4, tháng 5, tháng 6 đạt lần lượt 3,03 - 3,27 - 4,73%. Như vậy, sau khi có sự hồi phục tích cực trong tháng 6, tín dụng lại bất ngờ chững lại, tăng trưởng âm.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ tại Hội thảo.  
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ tại Hội thảo.

Tại Hội thảo "Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp" sáng 22/8, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Trong khi các nước vẫn đang thắt chặt tiền tệ thì chúng ta giảm lãi suất, nới lỏng tiền tệ. Đến nay nhiều khoản nợ giãn hoãn từ dịch Covid-19 chưa xong, chúng ta lại tiếp tục giãn hoãn cho nhiều khoản nợ khác.

Hiện nay, nếu không tạo điều kiện cho tín dụng thì sẽ khó có tăng trưởng. Nhưng Phó Thống đốc cũng bày tỏ lo ngại, nếu “tháo” điều kiện tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu tăng lên, khiến “cục máu đông” nợ xấu vừa mới tạm thời được xử lý lại quay trở lại. “Nếu nợ xấu tăng, chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn, tạo ra ách tắc vốn cho nền kinh tế”, ông nói. Các ngân hàng đang đứng giữa 2 dòng nước, vừa phải đảm bảo an toàn nợ xấu, vừa phải tăng trưởng, chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp cùng nhau vượt qua. Thực tế, các ngân hàng không thể lỗ, nếu ngân hàng lỗ sẽ dẫn đến đổ vỡ, kéo theo cả hệ thống khó khăn. Ngân hàng rất khác với doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ lãi ít lãi nhiều, chứ không thể lỗ. Không chỉ Việt Nam, mà các nước cũng vậy...

Bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, tín dụng tăng trưởng thấp đã phản ánh về khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Mặc dù các chỉ số kinh tế trong nước đang có xu hướng diễn biến tích cực song do ảnh hưởng dồn tích từ thị trường trong những tháng đầu năm nên tín dụng đến cuối tháng 7 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19 kết hợp bị ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế toàn cầu nên nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn cũng giảm sút.

Bên cạnh đó, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn. Đặc biệt nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu minh bạch...

Ngoài ra, khả năng hấp thụ nhóm bất động sản cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, hiện tín dụng bất động sản tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung.

Khả năng hấp thụ nhóm bất động sản cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.  
Khả năng hấp thụ nhóm bất động sản cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.

Một yếu tố quan trọng khác cũng được chỉ ra là do tín dụng bất động sản suy giảm, vì nhóm này chiếm tỷ trọng khá nhiều, khoảng 20% tổng dư nợ. Mặc dù tín dụng cho kinh doanh bất động sản tăng trên 17%, vượt cao hơn tốc độ của cả năm 2022, nhưng vốn cho tiêu dùng, mua bất động sản lại sụt giảm lần đầu tiên trong 3 năm.

Năm 2022, cho vay người mua nhà tăng trên 30% cho thấy nguồn vốn đang tập trung vào phía cung, mà thiếu phía cầu. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng muốn thúc đẩy tín dụng, cần phải có những giải pháp tổng thể, tháo gỡ khó khăn về pháp lý, về cầu tiêu dùng, hay những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tồn kho, tăng đơn hàng, như vậy mới tăng nhu cầu vay vốn của thị trường.

Trong những tháng còn lại của năm 2023, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra; đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết 7 tháng đầu năm 2023 tín dụng tăng trưởng âm, chỉ đạt 4,56%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng
Sáng 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 24.854 đồng, tăng nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán trong vùng 23.611 - 26.096 đồng 1 USD.
Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.

Tin mới

Giải mã lý do khiến nhà ở xã hội “mỗi nơi một giá”
Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trước đây, nhà ở xã hội giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán đã tăng lên do liên quan dự toán, giá nhân công, chi phí vật liệu đầu vào tăng lên.
Xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít trong chiều 3/4
Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều 3/4, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giá đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 tăng 341 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 495 đồng/lít; trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng đồng loạt ở mức từ 124 - 261 đồng/lít