0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 25/11/2024 17:51 (GMT+7)

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD
Dù rủi ro trên thị trường thế giới vẫn rất khó lường, xung đột địa chính trị làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng, giá cước vận tải biển vẫn cao. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa cuối năm vẫn còn dư địa tăng trưởng.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2024 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% tương ứng tăng 92,28 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 461,33 tỷ USD, tăng 14% (tương ứng tăng 56,74 tỷ USD).

Cụ thể, về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 11/2024 đạt 16,73 tỷ USD, giảm 13,7% (tương ứng giảm 2,66 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 10/2024.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 11/2024 giảm so với kỳ 2 tháng 10/2024 ở một số nhóm hàng sau: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 577 triệu USD, tương ứng giảm 20%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 365 triệu USD, tương ứng giảm 14,4%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 261 triệu USD, tương ứng giảm 7,8%;...

Tính chung từ đầu năm đến hết 15/11/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 352,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 45,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,79 tỷ USD, tương ứng tăng 26,1%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 8,08 tỷ USD, tương ứng tăng 21,7%; hàng dệt may tăng 3,07 tỷ USD, tương ứng tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,46 tỷ USD, tương ứng tăng 21,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,25 tỷ USD, tương ứng tăng 4,8%... so với cùng kỳ năm 2023.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 11/2024 đạt 12,04 tỷ USD, giảm 12,9% tương ứng giảm 1,79 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 10/2024.

Tính đến hết ngày 15/11/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 252,17 tỷ USD, tăng 13%, tương ứng tăng 28,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Từ chiều ngược lại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 đạt 16,7 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 928 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 11/2024 giảm so với kỳ 2 tháng 10/2024 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 341 triệu USD, tương ứng giảm 6,8%; sắt thép các loại giảm 217 triệu USD, tương ứng giảm 29%;.

Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 329,1 tỷ USD, tăng 16,6% (tương ứng tăng 46,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 17,21 tỷ USD, tương ứng tăng 22,7%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 6,17 tỷ USD, tương ứng tăng 17,2%; sắt thép các loại tăng 2,01 tỷ USD, tương ứng tăng 22,4%; kim lọai thường khác tăng 1,64 tỷ USD, tương ứng tăng 1,64 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,37 tỷ USD, tương ứng tăng 18%... so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 10,43 tỷ USD, giảm 5,8% (tương ứng giảm 643 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 10/2024. Tính đến hết ngày 15/11/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 209,16 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 27,79 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Như vậy, với kết quả trên, trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD.

Nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng, dệt may… Từ đó, kim ngạch xuất nhập khẩu được dự báo có thể chạm mốc 800 tỷ USD, vượt xa mức kỷ lục xuất nhập khẩu 732 tỷ USD của năm 2023.

Bạn đang đọc bài viết Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường Halal: Cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam vươn xa
Thị trường Halal toàn cầu, với giá trị dự kiến đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. Nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng và tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ, Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp hàng đầu, nếu tận dụng tốt lợi thế và vượt qua thách thức.
Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong lĩnh vực thực phẩm?
Để có đủ điều kiện hoạt động sản xuất thực phẩm, các tổ chức cần phải có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Do đó HACCP là một trong những hệ thống giúp doanh nghiệp đạt được những điều kiện và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm.
Giá vàng tuần này được dự báo sẽ tăng mạnh
Thị trường vàng bước vào tuần mới với nhiều tín hiệu lạc quan, khi giới chuyên gia đồng loạt nhận định giá loại kim loại quý này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, vàng đang trở thành lựa chọn toàn hàng đầu của nhà đầu tư.
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Giá vàng hôm nay 25/11: Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 85-87 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng mạnh và động thái của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu tín dụng gia tăng vào các tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp trên thị trường tiền tệ một cách linh động, nhằm giúp ổn định thanh khoản hệ thống.

Tin mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024.
Nâng cao nhận thức: Con đường nâng tầm cho chè Việt
Với tiềm năng to lớn và vị thế hàng đầu thế giới, ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, để nâng tầm giá trị, cần giải pháp đồng bộ từ sản xuất bền vững, chế biến sâu đến xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.
Show diễn Kiss of The Sea (Phú Quốc) đạt Giải thưởng xuất sắc
Ngày 20/11/2024, show công nghệ đa phương tiện Kiss of The Sea (Nụ hôn của Biển Cả) tại Sunset Town, Phú Quốc đã vinh dự được trao giải xuất sắc Outstanding Achievement- tại Giải thưởng Thea lần thứ 31 của Hiệp hội giải trí theo chủ đề trên toàn thế giới- TEA (Themed Entertainment Association).
TP. Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nhận được sự quan tâm đặc biệt của người mua ở thực và nhà đầu tư.
Chanh đào ngâm mật: Thức uống vàng cho sức khỏe
Viêm họng luôn là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà ai cũng từng trải qua, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Những cơn ho kéo dài, cổ họng ngứa rát và khó chịu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
Thị trường Halal: Cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam vươn xa
Thị trường Halal toàn cầu, với giá trị dự kiến đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. Nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng và tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ, Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp hàng đầu, nếu tận dụng tốt lợi thế và vượt qua thách thức.
Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong lĩnh vực thực phẩm?
Để có đủ điều kiện hoạt động sản xuất thực phẩm, các tổ chức cần phải có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Do đó HACCP là một trong những hệ thống giúp doanh nghiệp đạt được những điều kiện và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm.