0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 28/10/2023 07:37 (GMT+7)

Xuất khẩu thủy sản dự báo mang về 9 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Với diễn biến hồi phục từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV năm nay có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm đạt 9 tỷ USD. Hiệp hội Chế...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sau giai đoạn giảm sâu nửa đầu năm (-27%), từ tháng 6, mức tăng trưởng âm đã được thu hẹp dần. Riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 9 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, EU đều hồi phục, tăng từ 4 - 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 9, một số sản phẩm chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái, như xuất khẩu tôm và cá ngừ đều đạt mức tương đương với tháng 9.2022. Đáng chú ý là sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng trưởng dương gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các sản phẩm khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ vẫn thấp hơn cùng kỳ, nhưng mức giảm chỉ từ 6 - 12%.

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý III chỉ thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng là mức giảm ít nhất trong 3 quý của năm. Trong các khối thị trường lớn, Trung Đông được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp thuỷ sản Việt trong 2 năm gần đây, trước những biến động chiến tranh, lạm phát, khủng hoảng giá năng lượng. Trong quý III, riêng khối thị trường này có mức tăng trưởng nhập khẩu dương với thủy sản từ Việt Nam, ở mức 2%. Lũy kế 9 tháng của năm nay, khối này cũng có mức giảm thấp nhất. Khối thị trường ASEAN và CPTPP giảm lần lượt 15% và 20% so với cùng kỳ. Các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm 17- 34%. Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm ít hơn (-13%).

Xuất khẩu thủy sản dự báo mang về 9 tỷ USD

Với diễn biến hồi phục từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay ước đạt 9 tỷ USD.

Theo đánh giá của VASEP, xuất khẩu thủy sản năm 2023 sụt giảm cũng do chịu nhiều áp lực từ các yếu tố vĩ mô cả trong nước và quốc tế. Trước tiên, giá xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản đầu năm nay có xu hướng giảm. Sự cạnh tranh về giá thủy sản trên thị trường quốc tế khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, dẫn tới việc giảm giá. Tiếp theo, nhu cầu thủy sản nhập khẩu cũng giảm do các quốc gia nhập khẩu cũng chưa tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho lớn của năm trước. Điều này đã tác động làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tỷ USD trong năm 2022 về còn giá trị ước tính là 9 tỷ USD trong năm 2023.

Theo VASEP, kết quả xuất khẩu thủy sản trong quý III có sự khởi sắc so với những tháng đầu năm nhưng chưa có sự đột phá mạnh mẽ để nhìn thấy một xu hướng ổn định trong thời gian tới. Mức độ hồi phục doanh số xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới phụ thuộc phần nhiều vào 2 thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc.

Cả 2 thị trường này đều có những tín hiệu khả quan về mặt nhu cầu. Các đơn hàng từ 2 thị trường này đang tăng trở lại, nhưng giá xuất khẩu vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá trung bình xuất khẩu cá tra phi-lê đông lạnh sang Mỹ trong 9 tháng năm nay liên tục ở mức thấp hơn 25-40% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài các loài cá thịt trắng khác như cá tuyết, cá minh thái, cá rô phi, thì xuất khẩu cá tra sang Mỹ phải cạnh tranh với chính lượng hàng tồn từ năm 2022. Các chuyên gia dự đoán ít nhất tới năm 2024, cơ hội phục hồi mới khả quan hơn, khi áp lực về tồn kho không còn lớn nữa.

Với thị trường Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước xuất khẩu khác cũng đang trông chờ vào sự khôi phục ổn định sau COVID. Chính vì nhiều nguồn cung nhắm tới thị trường này nên giá mua của các nhà nhập khẩu Trung Quốc thấp. Tuy nhiên, đây vẫn là điểm đến tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Với diễn biến hồi phục dần dần từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm nay đạt 9 tỷ USD, thấp hơn 17% so với năm 2022.

Hiện tại, những khó khăn đối với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở khâu bán hàng, việc tìm kiếm nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay cũng đang đặt ra một số trở ngại nhất định cho ngành thủy sản. Để tháo gỡ các khó khăn nhằm phục hồi xuất khẩu cho ngành thủy sản, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc đa dạng hóa nguồn tài chính, tìm các nguồn vốn dài hạn để tập trung nghiên cứu phát triển, đầu tư vào công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu và giảm được áp lực giá bán.

Từ phía cơ quan quản lý, việc tăng tốc thực thi các biện pháp cụ thể để hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành sản xuất thủy sản là cực kỳ quan trọng. Điều này bao gồm việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu cấp vốn, tối ưu hóa chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Đồng thời, tích cực thúc đẩy xúc tiến thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, cải thiện hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cũng là các biện pháp hỗ trợ đáng kể cho xuất khẩu thủy sản trong tương lai.

Thu Trang

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu thủy sản dự báo mang về 9 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lấp lỗ hổng "tiền buông, hậu bỏ" ngăn hàng giả, hàng nhái
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng tính răn đe, dự thảo luật bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép, công bố các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia.
Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.