0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 07/07/2025 17:02 (GMT+7)

VCCI đề xuất giảm thủ tục cho sàn thương mại điện tử nhỏ

Theo dõi KT&TD trên

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý về dự thảo quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 của Bộ Công Thương.

Cụ thể, về thủ tục cấp phép, yêu cầu tất cả các sàn thương mại điện tử, bất kể quy mô và hình thức hoạt động, đều phải làm thủ tục cấp phép trước khi hoạt động là chưa hợp lý. Theo VCCI, quy định này không phù hợp với các sàn nhỏ hoặc các sàn mới thử nghiệm (start-up).

Trong lĩnh vực mạng xã hội có tính chất và tác động tương tự, pháp luật cho phép quản lý lỏng hơn với các mạng xã hội nhỏ (chỉ cần thông báo nếu lượt truy cập thấp, cấp phép khi đủ lớn). Quy định này cũng được cho là không phù hợp với tính chất hoạt động của sàn.

VCCI đề xuất giảm thủ tục cho sàn thương mại điện tử nhỏ
Ảnh minh hoạ.

Một số sàn chỉ cho phép người bán đăng tải thông tin sản phẩm, còn giao dịch (giao kết, thanh toán, vận chuyển) đều thực hiện thông qua các phương thức khác như điện thoại, nhắn tin,... Các sàn này chỉ như một kênh quảng cáo, tiếp thị, có thể hình dung như một "biển rao vặt online". Các bước quan trọng trong quá trình giao dịch không diễn ra trên sàn, do đó không có nhiều rủi ro trong mô hình hoạt động này.

Cũng theo VCCI, sau hơn một thập niên phát triển, thương mại điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cá nhân.

Các phương thức kiểm tra, giám sát ngày càng hoàn thiện, cùng với kiến thức và kỹ năng của người tiêu dùng được nâng cao. Do đó, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu, xác định lại rủi ro của các hoạt động thương mại điện tử để cắt giảm thủ tục hành chính và đẩy mạnh sang hoạt động hậu kiểm.

Website thương mại điện tử bán hàng về bản chất chỉ là một kênh bán hàng mới trên internet, không phải một công việc kinh doanh mới. Các thương nhân đã phải thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, chứng nhận điều kiện kinh doanh và chất lượng sản phẩm với Nhà nước trước đó. Do đó, VCCI cho rằng, việc yêu cầu thêm thủ tục cho kênh bán hàng trực tuyến tạo ra gánh nặng hành chính không cần thiết.

Mặc dù Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã giảm phạm vi các website có chức năng đặt hàng trực tuyến phải thông báo, nhưng việc giảm này theo VCCI là không có nhiều ý nghĩa, vì việc lập website bán hàng rất phổ biến (44% doanh nghiệp sở hữu website, trong đó 42% có tính năng đặt hàng trực tuyến). Số lượng hồ sơ thông báo là rất lớn, lên tới 105.103 hồ sơ vào năm 2023.

Đồng thời, chưa có phản ánh nào về tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội từ việc doanh nghiệp không đăng ký website thương mại điện tử bán hàng. Như vậy, các thủ tục này không mang lại lợi ích quản lý nhà nước rõ ràng, thậm chí còn trở thành rào cản cho thương nhân.

Vì vậy, VCCI đề xuất bãi bỏ hoàn toàn thủ tục thông báo đối với các website thương mại điện tử bán hàng và chuyển sang phương pháp hậu kiểm để kiểm soát hoạt động của các trang này.

Bạn đang đọc bài viết VCCI đề xuất giảm thủ tục cho sàn thương mại điện tử nhỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường ô tô Việt Nam dư thừa nguồn cung
Thị trường ô tô Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng. Trong 5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng ô tô sản xuất trong nước đạt gần 190.000 chiếc, tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm trước.
Tháo nút thắt thuế quan, mở lối cho công nghệ Việt bứt phá
Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 182, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ phát triển khoa học - công nghệ. Chính sách được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt về chi phí cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.

Tin mới

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Thời gian gần đây, tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều các câu lạc bộ Poker. Các đơn vị này thường xuyên tổ chức giải đấu theo hình thức bán vé tham dự, với mức phí dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng.
Hút vốn ngoại từ cải cách đầu tư
FDI vào Việt Nam nửa đầu năm đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ. Chính sách ưu đãi, cải cách đơn giản hoá thủ tục và mô hình “một cửa” được kỳ vọng tiếp tục hút vốn ngoại trong thời gian tới.