0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 18/08/2023 14:59 (GMT+7)

TP.HCM: Ngăn chặn tình trạng BĐS phát triển nóng hoặc “đóng băng”

Theo dõi KT&TD trên

UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo UBND TP.HCM, trên địa bàn TP hiện xảy ra tình trạng "đóng băng" trong thời gian dài do giá bất động sản quá cao so với mức thu nhập bình quân của người dân. Việc bị tăng giá ảo trong một thời gian dài đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cũng như làm mất uy tín của các chủ đầu tư.

Do vậy, UBND TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp, rà soát, có ý kiến thẩm định đối với các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố để kịp thời có giải pháp ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng".

Giao các đơn vị kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ lơ là, không làm hết trách nhiệm, sợ trách nhiệm và sách nhiễu trong thực thi công vụ, nhất là trong công tác phê duyệt quy hoạch, thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp phép, đấu thầu, đấu giá, định giá đất đai, bất động sản khiến cho các dự án bị chậm trễ.

TPHCM Ngăn chặn tình trạng BĐS phát triển nóng hoặc “đóng băng”
Ngăn chặn tình trạng BĐS phát triển nóng hoặc “đóng băng” trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức; bảo vệ người làm đúng nhằm khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong giải quyết công việc của một số cán bộ hiện nay.

Các sở, ngành chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án có vướng mắc theo danh sách do Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh chuyển đến hoặc dự án triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, từ đó tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý của các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường.

Sở Xây dựng được giao rà soát, phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường... để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có nhiệm vụ chủ trì đẩy mạnh việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng, giao đất, cho thuê đất làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội phù hợp với khả năng chi trả của người dân, nhà ở cho người thu nhập thấp, tăng nguồn cung hơn nữa cho thị trường bất động sản.

UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ TP tham mưu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền; thực hiện luân chuyển, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã thống kê cho thấy trên địa bàn TP.HCM có 156 dự án thuộc diện rà soát pháp lý. Các dự án này đều có tính chất phức tạp, đã được xử lý qua nhiều thời kỳ nhưng chưa xong do vướng nhiều quy định pháp luật do một số quy định pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, hoặc do chưa được pháp luật quy định.

Trong buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cũng đã đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ giải quyết được 50 dự án bất động sản bị vướng mắc pháp lý.

Thiên An

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Ngăn chặn tình trạng BĐS phát triển nóng hoặc “đóng băng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.