0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 26/11/2023 07:59 (GMT+7)

TP.HCM: Dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 sắp được bàn giao

Theo dõi KT&TD trên

Với công suất 469.000 m3, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, huyện Bình Chánh thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho lưu vực hơn 2.100 ha, khoảng 2 triệu người.

Ngày 24/11 vừa qua, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết, dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 đã thi công hoàn thành, dự kiến sẽ khánh thành và bàn giao nhà máy cho đơn vị vận hành trong tháng 12 năm nay.

TP.HCM: Dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 sắp được bàn giao - Ảnh 1
Dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 dự kiến sẽ bàn giao nhà máy cho đơn vị vận hành trong tháng 12 năm nay.

Nhà máy Bình Hưng có thể xử lý 469.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm, tăng 328.000 m3 so với giai đoạn một. Đây cũng là nhà máy có công suất lớn nhất TP.HCM hiện nay, do công trình xử lý nước thải khác là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, xây ở TP.Thủ Đức, có quy mô lớn hơn đang thi công.

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là gói thầu J - một trong 6 gói thầu xây lắp lớn của dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2), tổng mức đầu tư gần 11.300 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và nguồn đối ứng trong nước.

Gói thầu này được triển khai nhằm thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho lưu vực hơn 2.100 ha, thuộc các quận 4, 5, 6, 8, 10 và 11. Nước thải ban đầu được thu gom ở toàn bộ lưu vực trên, sau đó theo hệ thống cống bao thuộc gói thầu G của dự án, rồi đưa về trạm bơm Đồng Diều ở quận 8.

Tại trạm này, nước thải sẽ được loại bỏ sơ bộ cát, rác, rồi bơm qua tuyến cống chuyển tải dài khoảng 2,8 km về nhà máy Bình Hưng xử lý, trước khi thải ra môi trường. Thông qua xử lý nước thải, nhà máy giúp giảm ô nhiễm lưu vực các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.

Dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 được Thủ tướng cho phép đầu tư năm 2005, triển khai từ năm 2010, dự kiến hoàn thành sau 4 năm, nhưng sau đó liên tục lùi tiến độ.

Cùng với nhà máy xử lý nước thải, dự án còn các gói thầu lớn khác như cải tạo kênh Tàu Hủ đoạn từ kênh Ngang số 1 tới bến Phú Định (dài hơn 4,8km) và kênh Ngang số 1, 2, 3 (dài hơn 1,2km); cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng; mở rộng trạm bơm Đồng Diều; xây dựng hệ thống cống bao...

Toàn bộ dự án này dự kiến hoàn thành cuối năm 2023.

T.Thanh

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 sắp được bàn giao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.