Top công ty năng lượng tái tạo Việt Nam hàng đầu
Trong những năm gần đây, vấn đề năng lượng tái tạo đã trở thành một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu.
Với những tác động tiêu cực của thay đổi khí hậu và nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, các công ty năng lượng tái tạo đang trở thành lựa chọn hàng đầu để đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người mà không gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đã có nhiều công ty năng lượng tái tạo hàng đầu được thành lập và phát triển.
1. CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SAO MAI
Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai được thành lập ngày 05 tháng 02 năm 1997. Ngày 18 tháng 01 năm 2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE. Công ty có thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng, năng lượng và thủy sản. Hiện Sao Mai đang sở hữu quỹ đất lên đến hơn 200 ha.
Năm 2021, Sao Mai Group ghi nhận 11.398 tỷ đồng doanh thu thuần và 703 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 23% so với năm trước.
6 tháng đầu năm 2022, Sao Mai ghi nhận tổng doanh thu 7.250 tỷ đồng, tăng khoảng 38% so với nửa đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 441,2 tỷ đồng, tăng 115% so với cùng kỳ. Như vậy, Sao Mai đã hoàn thành 50% chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2022.
2. CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PC1
Công ty tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng Đường dây và Nhà ga được thành lập năm 1963. Trong quá trình phát triển, Công ty đã nhiều lần đổi tên và đến năm 2005, sau khi hoàn thành cổ phần hóa, Công ty chính thức hoạt động với tên gọi Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 ( PCC1 ) .
PCC1 là công ty duy nhất hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm điện tại Việt Nam. Trong suốt chặng đường gần 60 năm hình thành và phát triển, Công ty đã đảm nhận, triển khai và hoàn thành rất nhiều công trình.
Ngoài ra, PCC1 còn tham gia xây dựng các nhà máy thủy điện, hoàn thiện nhiều hệ thống đường dây cáp quang, viễn thông. Hiện tại, công ty có 2 nhà máy sản xuất kết cấu thép mạ được trang bị hệ thống máy móc hiện đại và là công ty lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực kết cấu thép mạ.
Trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, PCC1 khẳng định năng lực đầu tư chuyên nghiệp thông qua việc luôn sẵn sàng nguồn lực, công nghệ tiên tiến, quy trình quản lý chuyên nghiệp, kiểm soát chất lượng và tiến độ. Tính đến nay, PCC1 đã vận hành thành công 7 nhà máy thủy điện với tổng công suất lên đến 170 MW, đạt tổng vốn đầu tư lên đến 5.000 tỷ đồng.
Cùng với các nhà máy thủy điện, đến nay, PCC1 đã phát triển các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời với mục tiêu công suất phát điện đạt 744MW vào năm 2025, góp phần tích cực đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng sạch của đất nước. Hiện các dự án điện gió do PCC1 làm chủ đầu tư gồm: Dự án điện gió Phong Huy, Dự án điện gió Liên Lập, Dự án điện gió Phong Nguyên công suất 48MW tại Quảng Trị.
Tổng doanh thu năm 2021 của công ty tăng 47% trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 37% so với năm 2020. Cụ thể, doanh thu đạt 9.813 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2020 và hoàn thành 123% kế hoạch cả năm.
Doanh thu năm 2022 dự kiến đạt 9.073 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 764 tỷ đồng, lần lượt bằng 92% và 86% so với năm 2021.
3. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam được thành lập ngày 12/11/2004, với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng, Cơ sở hạ tầng và Bất động sản.
Với 10 công ty con và 3 công ty liên kết hoạt động tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, Trungnam Group ngày càng khẳng định vị thế của mình khi đầu tư xây dựng những công trình hiện đại, chất lượng, góp phần vào sự thịnh vượng chung của đất nước trên con đường hội nhập kinh tế thế giới.
Sau đây là danh sách các công ty con, công ty liên kết của Trung Nam Group:
01. Trungnam Power02. Trungnam Krong No03. Trungnam Wind Power04. Trungnam BA Power05. Trungnam Solar Power06. Trungnam Land07. Trungnam Dalat Land08. Trungnam E&C09. Trungnam 18 E&C10. Trungnam SMC11. Trungnam BT 1547 12. MPE13. CTCP BOT Bạch Đằng
Dù có quy mô khủng nhưng hoạt động kinh doanh của Trungnam Group trồi sụt khá thất thường với biên lợi nhuận mỏng, chỉ vài trăm tỷ mỗi năm trong giai đoạn 2017-2020. Đến năm 2021, Trungnam Group ghi nhận doanh thu 8.788 tỷ đồng, giảm 14,5% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế bất ngờ tăng vọt lên 2.105 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm qua.
Trong định hướng chiến lược, Trung Nam Group sẽ tiếp tục đầu tư nhiều dự án năng lượng. Cụ thể, đến năm 2025, tập đoàn đặt mục tiêu nâng công suất sở hữu lên 3,8 GW năng lượng tái tạo và 1,5 GW điện LNG, với doanh thu dự kiến hơn 1,5 tỷ USD.
4. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT ĐIỆN 2
Hơn 35 năm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, giám sát và quản lý thi công các công trình nguồn và lưới điện, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành năng lượng tại Việt Nam .
Hoạt động kinh doanh của PECC2 hiện nay bao gồm Tư vấn xây dựng điện, Mua bán và Đầu tư các dự án điện. PECC2 là chủ đầu tư của nhiều dự án năng lượng tái tạo, đã hoàn thành phát điện thương mại nhiều nhà máy điện mặt trời.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, PECC2 ghi nhận doanh thu thuần 629,68 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 31,3 tỷ đồng, giảm 68,7%.
Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022 đặt mục tiêu tổng doanh thu 1.927 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 125 tỷ đồng, giảm lần lượt 48% và 63% so với kết quả kiểm toán năm ngoái.
5. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XD VÀ THƯƠNG MẠI PHƯƠNG ANH
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phương Anh tiền thân là Doanh nghiệp Xây dựng Tư nhân Phương Anh được thành lập ngày 05/04/2000. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, dân dụng và công nghiệp.
Năm 2009, Phương Anh được giao thực hiện dự án xây dựng tuyến đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng mức đầu tư 4.721 tỷ đồng.
Phương Anh đã mở rộng đầu tư sang lĩnh vực năng lượng tái tạo. Quyết định tập trung đầu tư phát triển điện gió tại tỉnh Bạc Liêu, nơi có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của Việt Nam. Hiện công ty đã đầu tư 3 dự án với công suất 50 MW mỗi dự án tại tỉnh này.
6. CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BAMBOO CAPITAL
Thành lập năm 2011, CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được đánh giá là một trong những công ty đầu tư đa ngành hàng đầu Việt Nam với hơn 30 công ty thành viên và công ty liên kết.
BCG đang hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là Năng lượng tái tạo, Sản xuất và Nông nghiệp, Xây dựng và Thương mại. Bamboo Capital được đánh giá là tập đoàn có năng lực tài chính ổn định, thương hiệu uy tín.
Theo ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị BCG, các nhà máy điện mặt trời nối lưới của BCG đã truyền tải công suất lớn nên đóng góp doanh thu từ mảng này rất ấn tượng.
Về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, trong quý 3/2022, BCG ghi nhận doanh thu thuần 1.176,7 tỷ đồng, tăng 157,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 81,9% xuống 39,5 tỷ đồng.
Đối với mảng kinh doanh năng lượng tái tạo, trong quý III, BCG Energy tiếp tục xây dựng và hoàn thành dự án điện mặt trời Krông Pa 2 tại tỉnh Gia Lai.
Song song với các dự án điện mặt trời, BCG Energy vẫn đang bám sát kế hoạch triển khai các dự án điện gió tại Cà Mau và Trà Vinh.
Hiện các nhà máy này đang trong quá trình xây dựng trạm biến áp, đường dây đấu nối và cọc thử để sẵn sàng cho giai đoạn xây dựng nhà máy trên biển khi chính sách giá điện mới được ban hành.
Tính đến ngày 30/09/2022, tổng tài sản của BCG đạt 43.752 tỷ đồng, tăng nhẹ 16,1% so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng tài sản đầu tư dài hạn.
Năm 2022, BCG đặt kế hoạch doanh thu 7.250,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 2.200,3 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, BCG đã hoàn thành lần lượt 45,7% và 40,2% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
7. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN GIA LAI
Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEG) được thành lập vào tháng 6 năm 1989. Hoạt động sản xuất chính của Công ty là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng. GEG chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần vào năm 2010.
GEC hiện sở hữu các nhà máy thủy điện, điện mặt trời và điện gió với tổng công suất phát điện khoảng 600 MW.
Theo báo cáo tài chính quý II/2022, tính đến ngày 30/6, AVH Pte. Ltd hiện là cổ đông lớn nhất công ty nắm giữ 20,76% cổ phần và International Finance Corporation là cổ đông lớn thứ ba với 13,74% cổ phần.
Báo cáo tài chính mới công bố cũng cho thấy doanh thu thuần của GEG đạt 506 tỷ đồng, tăng 58% chủ yếu nhờ các nhà máy điện gió đã đi vào vận hành thương mại.
Trong cơ cấu doanh thu, 12 nhà máy thủy điện đóng góp 168 tỷ đồng, chiếm 17% doanh thu toàn hệ thống; 5 nhà máy điện mặt trời và 34 hệ thống mái nhà đóng góp 439 tỷ đồng, chiếm 44% doanh thu và nhà máy điện gió 130 MW đóng góp 390 tỷ đồng, chiếm 39% doanh thu.
Tuy nhiên, do giá vốn tăng và đặc biệt là chi phí tài chính, trong đó chi phí lãi vay tăng 64% lên 145 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 46,7% xuống 39 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, công ty đạt doanh thu 1.076 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 213 tỷ đồng, tăng lần lượt 72% và 42% so với cùng kỳ. Như vậy, công ty đã hoàn thành 57% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
8. CÔNG TY CỔ PHẦN KOSY
Công ty Cổ phần Kosy (Kosy) được thành lập ngày 10/03/2008, với lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản. Hiện Kosy là chủ đầu tư của nhiều dự án khu đô thị tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Doanh thu thuần năm 2021 của công ty đạt 1.154,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 30,3 tỷ đồng. Giai đoạn 2022 - 2025, công ty dự kiến triển khai thêm 15 dự án BĐS mới, mang về 5.000 - 6.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Việc đầu tư vào các công ty năng lượng điện giúp đảm bảo nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định, đều đặn cho Kosy trong việc triển khai các dự án năng lượng và bất động sản tiềm năng như: Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 2 - 50 MW (ngoài khơi), kho chứa Kosy Lâm Đồng , Khu đô thị Kosy Hà Nội, Khu đô thị Kosy Hà Tĩnh, Khu đô thị Kosy Riverside Lào Cai và các dự án khác tại nhiều tỉnh thành trong thời gian tới.
9. CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG IPC
Tiền thân là tổng thầu kỹ thuật và cơ điện , Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Xây dựng IPC (IPC E&C) trực thuộc IPC Group đã đảm nhận công việc Tổng thầu EPC cho hàng trăm dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Với chiến lược phát triển các dự án năng lượng sạch và bền vững, bên cạnh vai trò tổng thầu, IPC E&C còn là nhà phát triển dự án và tổng thầu O&M cho các dự án EPC và các dự án đơn lẻ khác. Tính đến nay, các dự án của IPC E&C đã đạt tổng công suất lắp đặt 1,3GW, bao gồm 700MW điện gió, 650MWp điện mặt trời trang trại, 50MWp điện mặt trời áp mái, trạm biến áp lên đến 500MWa và hàng trăm km đường dây truyền tải điện.
Bên cạnh các dự án điện gió, điện mặt trời, IPC E&C cung cấp đầy đủ dịch vụ EPC cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng thời mở rộng quy mô hoạt động sang cung cấp dịch vụ BOP cho các nhà máy điện than, LNG, điện rác, nhà máy công nghiệp và dịch vụ EPC về PCCC, môi trường cho các nhà máy xử lý nước và chất thải.
Bảo Anh