0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 23/06/2023 08:22 (GMT+7)

Quảng Bình được quy hoạch thành trung tâm năng lượng lớn cả nước

Theo dõi KT&TD trên

Quảng Bình được phê duyệt quy hoạch trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước, dự kiến sẽ phát triển nguồn năng lượng với tổng công suất lớn lên đến hơn 6.000MW vào năm 2050.

Theo đó, tại Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đối với phương án phát triển nguồn năng lượng điện, Quảng Bình xác định, đối với điện gió, sẽ phát triển các dự án điện gió để khai thác tiềm năng kỹ thuật điện gió được xác định đưa vào công suất tiềm năng Quy hoạch điện VIII với tổng công suất 6.009,9MW. Trong đó, giai đoạn 2021-2030 là 5.090,9MW, giai đoạn 2031-2050 là 919MW.

Quảng Bình được quy hoạch thành trung tâm năng lượng lớn cả nước - Ảnh 1
Quảng Bình được nhận định sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước nếu phát huy được hết các tiềm năng lợi thế.

Cụ thể, đối với điện mặt trời, phát triển các dự án điện mặt trời để khai thác tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời được xác định đưa vào công suất tiềm năng Quy hoạch điện VIII với tổng công suất 13.504,5MW. Trong đó giai đoạn 2021-2030 là 1.230MW, giai đoạn 2031-2050 là 12.362MW.

Đối với nhiệt điện, điện khí, triển khai thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch với tổng công suất 2.400MW, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII điều chỉnh); dự án Nhà máy điện khí tại KKT Hòn La với công suất 3.000MW.

Quy hoạch cũng xác định phương án với phát triển đối với thủy điện (tổng công suất 124,8MW, trong đó có dự án thủy điện La Trọng 22MW đang thi công xây dựng), điện rác (42MW), điện địa nhiệt (29,89MW), điện khí sinh học (32,82MW), và điện sinh khối (318 MW). Tất cả các loại hình điện này đều nằm trong nội dung Quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh việc phát triển nguồn điện từ các dự án, tỉnh Quảng Bình sẽ phát triển mạng lưới truyền tải nhằm đáp ứng quy mô công suất điện trên toàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Vũ Đại Thắng cho biết, nói về lĩnh vực này thì không đâu tiềm năng bằng các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình. Hiện Quảng Bình đã có những nhà đầu tư lớn đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam với dự án nhiệt điện lớn nhất cả nước hiện nay là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I; hay dự án trang trại điện gió BT của Công ty CP điện gió B&T. Và nếu có những chính sách phù hợp để thu hút thêm được những nhà đầu tư lớn, Quảng Bình hoàn toàn có thể khai thác và phát huy tiềm năng rất lớn từ lĩnh vực này.

Được biết, hiện nay hệ thống nguồn điện đã và đang vận hành của tỉnh Quảng Bình có tổng công suất hơn 375MW, bao gồm: Dự án Cụm Trang trại Điện gió B&T (252M); Nhà máy thủy điện Hố Hô (14MW); Nhà máy Điện mặt trời Dohwa - Lệ Thủy (49,5MWp); 473 hệ thống đặt điện mặt trời trên mái nhà (46,234 MWp); điện thu hồi nhiệt thải phát điện của Nhà máy xi măng Sông Gianh (7,5MW) và Nhà máy xi măng Văn Hóa (9,5MW).

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng đang triển khai xây dựng nhiều dự án năng lượng có quy mô lớn quốc gia. Trong đó, nổi bật là dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch, công suất 2.400MW (bao gồm Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, công suất 1200MW đang triển khai thi công; Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II, công suất 1200MW đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư) tại Khu kinh tế Hòn La.

Nguyễn Công

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình được quy hoạch thành trung tâm năng lượng lớn cả nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.