0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 14/09/2023 09:03 (GMT+7)

Thị trường bất động sản Nghệ An chuyển biến tích cực

Theo dõi KT&TD trên

Sau thời gian đóng băng, thị trường bất động sản trên địa bàn Nghệ An đang ấm lên ở một số huyện như Đô Lương, Nghi Lộc, Nam Đàn...

So với các năm trước 2021 và 2022, 9 tháng đầu năm 2023, số lượng các sản phẩm, giao dịch liên quan đến đất đấu giá giảm hẳn, chỉ bằng 30% so với cùng kỳ, có những khu vực đưa ra đấu giá nhưng không hề có người mua. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều chuyển biến tích cực về đấu giá đất tại một số địa phương.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Nghệ An cho biết: Phân khúc đấu giá đất tại một vài huyện có tín hiệu phục hồi là được hỗ trợ bởi các thông tin khá tích cực. Cụ thể, huyện Đô Lương được hỗ trợ bởi tương lai gần sẽ trở thành thị xã, hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ; các vị trí mà huyện Đô Lương đưa ra đấu giá để khai thác tại các xã đều là những vị trí đẹp, giao thông thuận lợi nên được giới đầu tư đánh giá cao.

Thị trường đất đấu giá ở Nghệ An đang dần ấm lên tại một số địa phương.
Thị trường đất đấu giá ở Nghệ An đang dần ấm lên tại một số địa phương.

Được biết, xã Thịnh Sơn (Đô Lương) đưa 8 lô đất ra đấu thì có 28 hồ sơ khách hàng đăng ký mua và đã bán được 7 lô; xã Thượng Sơn, quy hoạch 15 lô đưa ra bán thì có 41 khách hàng đăng ký và bán được 9 lô; xã Quang Sơn quy hoạch 16 lô đưa ra bán, có 41 khách hàng đăng ký và bán được 9 lô; xã Nam Sơn đưa 16 lô ra bán, có 64 khách hàng đăng ký và bán được 9 lô; xã Lạc Sơn đưa 13 lô ra bán, có 61 khách hàng đăng ký và bán được 13 lô; xã Bồi Sơn đưa 16 lô ra bán, có 62 khách hàng đăng ký và bán được 14 lô…

Từ đầu quý 3, tín hiệu tích cực đã mở rộng sang Nghi Lộc và một số địa phương khác. Năm 2023 huyện dự kiến đưa khoảng 200 lô đất ra khai thác với số tiền khoảng 220 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết tháng 8, huyện đã đấu giá hoàn thành vượt kế hoạch với số tiền khoảng 400 tỷ đồng.

Thị trường đấu giá đất tại huyện Nghi Lộc sôi động hẳn từ tháng 7 lại đây. Cụ thể, khu đất trước trụ sở UBND xã Nghi Thuận đưa ra đấu, bán hết 100%. Sau đó, đưa thêm 4 lô ra đấu cũng bán được ngay, giá chênh 7% so với khởi điểm. Tại thị trấn Quán Hành bán được 4/4 lô; xã Nghi Phong đấu đợt 1 ở xóm 1 bán được 34/38 lô, giá đấu tăng so với giá khởi điểm 25%; đợt 2 xã Nghi Phong tiếp tục đấu được 29/29 lô, tăng so với giá khởi điểm là 22%; xã Nghi Xá bán được 34/36 lô đưa ra đấu; xã Phúc Thọ bán được 14/14 lô; xã Nghi Trường sắp đưa ra đấu 40 lô nhưng bán ra tới 400 bộ hồ sơ.

Trước đó, cuối tháng 6, huyện Nghĩa Đàn đấu giá 40/40 lô đất tại khối Tân Hồng, thị trấn Nghĩa Đàn; xã Nam Giang (Nam Đàn) qua 3 lần đấu đã bán được 72/72 lô với giá bình quân từ 700 đến 1,5 tỷ đồng/lô.

Mặc dù thị trường đấu giá đất tại một vài huyện đang có dấu hiệu phục hồi nhưng bối cảnh chung là kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nặng nề sau 2 năm Covid-19 nên rất khó để thị trường bất động sản nói chung và thị trường đấu giá đất nói riêng phục hồi trong ngắn hạn.

Tại địa bàn TP. Vinh và các thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai hay Thái Hòa, thị trường vẫn án binh bất động. Các phiên đấu giá tại thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai hay thị xã Cửa Lò, TP. Vinh đang vắng người mua.

Từ diễn biến và kết quả các phiên đấu giá cho thấy thị trường đấu giá đất trên địa bàn Nghệ An ít nhiều đã có tín hiệu phục hồi. Tuy vậy, theo các nhà đầu tư, đây chỉ là những trường hợp cá biệt, chưa phản ánh được xu thế thị trường trong thời gian tới.

Hoài Thanh

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản Nghệ An chuyển biến tích cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới

Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.