0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 22/02/2024 15:02 (GMT+7)

Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2023, đã có 10 doanh nghiệp bảo hiểm bị thanh tra và sẽ tiếp tục thanh tra thêm 6 doanh nghiệp trong năm 2024.

Đầu tháng 1/2024, Bộ Tài chính hoàn thành thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Trả lời truyền thông, một lãnh đạo Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đã hoàn thành kết luận thanh tra 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Những vi phạm của doanh nghiệp bảo hiểm tương tự 4 doanh nghiệp đã công bố trước đây.

“Sau khi thanh tra, đơn vị thanh tra sẽ hoàn thiện kết luận, trình Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Tài chính và gửi lại doanh nghiệp bảo hiểm để trao đổi - giải trình trước khi công bố theo quy định”, lãnh đạo Cục Quản lý bảo hiểm cho biết.

Danh sách doanh nghiệp bảo hiểm thanh tra năm 2023 chờ công bố kết luận gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam (Manulife), AIA, Dai-ichi... Nửa đầu năm 2023, Bộ Tài chính hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt sai phạm của đại lý tư vấn bảo hiểm và yêu cầu tổng giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm xử lý nghiêm, có văn bản báo cáo.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hiện nay chưa có quy định chi tiết về thời gian công bố kết luận thanh tra .

“Cuối tháng 11/2023, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành kế hoạch thanh tra 6 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ”, Bộ Tài chính cho biết.

Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm
Năm 2024 sẽ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ/

Cùng với việc cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm, năm 2023, nhiều doanh nghiệp đối mặt tình trạng số người mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng tăng cao. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023, Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam cho biết, tổng chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm lên đến hơn 8.800 tỷ đồng, tương đương mức tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, báo cáo tài chính bán niên 2023 của Cty bảo hiểm General cũng cho thấy, tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm lũy kế đến cuối quý 2/2023 ở mức hơn 555 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối quý 2/2022. Trong đó, bồi thường nằm viện và chi phí thuốc men chiếm 220 tỷ, việc hủy bỏ hợp đồng chiếm gần 154 tỷ đồng. Chi phí bồi thường khác chỉ từ vài tỷ đồng đến cao nhất 73 tỷ đồng.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 227.596 tỷ đồng, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2%, thị trường bảo hiểm nhân thọ giảm khoảng 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước khoảng 86.467 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Đán cho rằng, hiện nay, Bộ Tài chính đã có đường dây nóng tiếp nhận khiếu nại của người dân liên quan bảo hiểm. Thời gian tới, cơ quan quản lý cần cập nhật tiến độ thanh tra, quá trình xử lý khiếu nại về hợp đồng bảo hiểm.

“Thời gian qua, cơ quan chức năng bổ sung quy định xử phạt đại lý cá nhân, nhưng còn lỏng lẻo ở đại lý tổ chức (bao gồm ngân hàng). Do đó, cần có mức xử phạt mang tính răn đe, phạt theo tỉ lệ phần trăm doanh số. Khi số tiền phạt quá lớn so với khoản lợi bất chính thì đại lý cá nhân và tổ chức đều không dám làm sai”, ông Đán kiến nghị.

Thanh Cao

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xu hướng quán bar 2025: Thế giới đồ uống đang thay đổi như thế nào?
Ngành công nghiệp quán bar đang bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với sự bùng nổ của đồ uống không cồn, cocktail chức năng, công nghệ pha chế hiện đại và trải nghiệm nhập vai. Những xu hướng này không chỉ định hình phong cách sống mà còn mở ra tương lai mới cho thế giới đồ uống.
Ngành chè Việt trước làn sóng matcha: Thách thức và cơ hội
Cơn sốt matcha toàn cầu mở ra cơ hội lớn cho ngành chè Việt Nam, nhưng để tận dụng, cần vượt qua thách thức về công nghệ, thương hiệu và chế biến sâu. Liệu Việt Nam có thể vươn lên và cạnh tranh với Nhật Bản trong thị trường tiềm năng này?

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.