0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 11/03/2024 09:41 (GMT+7)

Thanh tra tỉnh chỉ ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư và chuyển nhượng tại Dự án VSIP Bắc Ninh

Theo dõi KT&TD trên

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các văn bản kết luận, chỉ ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư và chuyển nhượng dự án đối với Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh khu đô thị VSIP Bắc Ninh (Dự án VSIP Bắc Ninh) do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh và các nhà đầu tư thứ cấp làm chủ đầu tư.

Thanh tra tỉnh chỉ ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư và chuyển nhượng tại Dự án VSIP Bắc Ninh
Hình ảnh ghi nhận tại Dự án VSIP Bắc Ninh (ảnh: Trần Tuấn).

Những tồn tại và sai phạm của Công ty Bình Dương

Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương (Công ty Bình Dương) là nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng một phần Dự án VSIP Bắc Ninh do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh làm chủ đầu tư với diện tích chuyển nhượng là 31.649m2.

Theo kết luận, trong thực hiện dự án, Công ty Bình Dương đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách Nhà nước cơ bản đủ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, về đầu tư đất đai và chuyển nhượng dự án, Công ty Bình Dương chưa thực hiện đúng theo quy định. Cụ thể, theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, xác định tiến độ thực hiện “hoàn thành xây dựng các công trình trên đất năm 2021” nhưng đến nay, dự án do công ty này thực hiện vẫn chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chưa điều chỉnh tiến độ đầu tư của dự án theo quy định. Công tác đầu tư xây dựng còn chậm.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xây dựng, đơn vị chưa đánh giá nhận xét năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế trong thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công; không tiến hành thẩm tra dự toán đối với các mẫu nhà xây thô và hoàn thiện ngoài; công tác lập dự toán áp sai đơn giá vật liệu, vận dụng một số định mức ở một số công tác chưa phù hợp, với số tiền giảm trừ so với hồ sơ dự toán của công ty đã lập gần 1,5 tỷ đồng.

Công ty Bình Dương còn thực hiện chưa đầy đủ trong bảo lãnh nghĩa vụ tài chính đối với 155 lô đất đã chuyển nhượng năm 2022.

Những tồn tại và sai phạm của Công ty Đệ Tam

Công ty Cổ phần Đệ Tam (Công ty Đệ Tam) là nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần Dự án VSIP Bắc Ninh do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh làm chủ đầu tư với diện tích chuyển nhượng là 20.580m2.

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã chỉ rõ, dự án do Công ty Đệ Tam làm chủ đầu tư mắc nhiều sai phạm về tiến độ thực hiện như: Chậm tiến độ, một số hạng mục chưa hoàn thành theo quy định. “Dự án hiện tại chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chưa điều chỉnh tiến độ đầu tư của dự án theo quy định”.

Về giám sát nghiệm thu còn nhiều sai sót như: Một số biên bản nghiệm thu công việc xây dựng không ghi tên các thành phần tham gia nghiệm thu, ký không rõ họ tên; toàn bộ biên bản nghiệm thu phần hạ tầng ghi nhầm địa điểm nghiệm thu: Thực tế dự án tại khu đô thị VSIP Bắc Ninh, nhưng biên bản nghiệm thu công việc xây dựng lại tại “Nhơn Trạch”; không yêu cầu lập, để duyệt biện pháp thi công an toàn lao động và bảo vệ môi trường các hạng mục trong quá trình thi công.

Đến nay, phần xây dựng cơ bản của dự án đã hoàn thành nhưng bản vẽ hoàn công phần kiến trúc nhà xây thô và hoàn thiện ngoài vẫn chưa được lập.

Ngoài ra, thanh tra cũng chỉ rõ về công tác lập dự toán, Công ty Đệ Tam đã áp sai đơn giá vật liệu, vận dụng định mức chưa phù hợp như: Số tiền chênh lệch giảm hơn 10 tỷ đồng, theo lý giải do đơn vị thiết kế lập dự toán chưa tính đến các căn ghép vào nhau; một số khối lượng bị trùng lặp… mã công việc dự án còn chưa phù hợp.

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh còn điểm ra sai phạm về huy động vốn cụ thể: Năm 2019, Công ty Đệ Tam đã ký 27 hợp đồng nguyên tắc (trong đó có 4 hợp đồng đã thực hiện thanh lý) dưới hình thức huy động vốn để ưu tiên đăng ký, hưởng quyền mua lô đất tại dự án cho bên được huy động vốn khi chưa có thông báo đủ điều kiện huy động vốn của Sở Xây dựng Bắc Ninh, vi phạm điểm D khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

Ngoài các sai phạm nêu trên, đơn vị thiết kế là Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Phú Gia Hòa và nhà thầu thiết kế phần hạ tầng là Công ty Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam tại Dự án VSIP Bắc Ninh, do Công ty Đệ Tam làm chủ đầu tư cũng để xảy ra nhiều sai sót như: Thiết kế để chiều cao tối thiểu của lan can tại các ban công không đảm bảo quy định; thiết kế hạ tầng không thiết kế lối lên xuống cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng…

Với những sai phạm xảy ra tại 2 dự án do Công ty Bình Dương và Công ty Đệ Tam làm chủ đầu tư, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án VSIP Bắc Ninh, do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh làm chủ đầu tư như: Ký thư chào chuyển nhượng với Công ty Bình Dương, Công ty Đệ Tam khi chưa có văn bản đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh; bàn giao đất cho Công ty Bình Dương, Công ty Đệ Tam trước khi UBND tỉnh Bắc Ninh có quyết định thu hồi đất và giao đất, chưa đúng theo Điều 53 Luật Đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, những sai phạm nêu trên của Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ yêu cầu công ty nghiêm túc rút kinh nghiệm, do các hành vi vi phạm hành chính đã hết thời hiệu và đã được khắc phục.

Đối với Công ty Bình Dương, Công ty Đệ Tam, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, sớm thực hiện thủ tục quyết toán, bàn giao hạ tầng kỹ thuật để đồng bộ các hạng mục của dự án; làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, xử lý theo thẩm quyền các tập thể, cá nhân có liên quan và nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục đối với các tồn tại, vi phạm đã nêu.

Đồng thời, kiến nghị Sở Xây dựng kiểm tra xử lý đối với Công ty Bình Dương trong việc thực hiện bảo lãnh đối với 155 đất đã chuyển nhượng năm 2022; kiểm tra và xử lý đối với Công ty Đệ Tam trong việc ký 27 hợp đồng nguyên tắc dưới hình thức huy động vốn… khi chưa có đủ điều kiện huy động vốn.

Yêu cầu UBND thành phố Từ Sơn tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng của dự án; chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng (nếu còn hiệu lực) theo kết luận của thanh tra và có biện pháp xử lý theo quy định.

Được biết, trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chấp thuận cho Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh, chuyển nhượng một phần dự án tại khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh cho 5 đối tác là các nhà đầu tư thứ cấp gồm: Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương, Công ty Cổ phần Bất động sản Singland, Công ty Cổ phần Việt Nhân Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Bất động sản Hoa Đất, Công ty Cổ phần Đệ Tam.

Diện tích khu đất chuyển nhượng có quy mô 24,48ha, trong đó đất xây nhà ở 17ha; diện tích đất giao thông là 5,35ha; diện tích đất cây xanh là 2,1ha.

Các nhà đầu tư thứ cấp được phép xây dựng 1.353 căn nhà liền kề cao tối đa 4 tầng, mật độ xây dựng 75% và 86 căn biệt thự cao 3 tầng, tổng diện tích sàn 29.498m2; mật độ xây dựng 50%. 196 căn biệt thự song lập, cao 3 tầng, tổng diện tích sàn 48.465m2; mật độ xây dựng 60%.

Theo quy hoạch, khu đô thị VSIP Bắc Ninh có quy mô gần 150ha, gồm có hơn 76,6ha đất xây dựng công trình, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật hơn 54ha còn lại là công viên, cây xanh, khu thể thao... mật độ xây dựng của khu nhà ở liền kề là 75%, khu biệt thự 50%. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 từ 2011 - 2021 là 4.600 tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra tỉnh chỉ ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư và chuyển nhượng tại Dự án VSIP Bắc Ninh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.
Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.