0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 20/12/2024 15:27 (GMT+7)

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

Theo dõi KT&TD trên

Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?
Trụ sở UBND - HĐND quận Thuận Hóa được đặt ở Trung tâm hành chính thành phố Huế (địa chỉ 24 Tố Hữu, phường Xuân Phú, thành phố Huế).

Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15, về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH 15, về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025.

Thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Các Nghị quyết 175/2024/QH15 và Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Lúc này 2 quận mới được thành lập, trụ sở UBND - HĐND quận Thuận Hóa được nguyên tại trụ sở trung tâm hành chính thành phố Huế (địa chỉ 24 Tố Hữu, phường Xuân Phú, thành phố Huế). Trụ sở làm việc của các phòng, ban và các đơn vị của quận Phú Xuân tạm thời sử dụng trụ sở cũ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (địa chỉ ở đồn Mang Cá, phường Thuận Lộc, thành phố Huế). Theo quy hoạch, trụ sở Trung tâm hành chính quận Phú Xuân mới sẽ được đầu tư xây dựng dọc trục đường Nguyễn Hoàng (đường Vành đai 3), với diện tích hơn 4,5ha.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?
Trụ sở quận Phú Xuân tạm thời sử dụng trụ sở cũ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

Tại Kỳ họp thứ 9, nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông qua kế hoạch biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2025. Cụ thể, đến nay tổng số biên chế công chức có mặt của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế là 1.897 người; còn 54 biên chế chưa sử dụng.

Khi các nghị quyết có hiệu lực thi hành, thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó, thành lập mới quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa (trên cơ sở tách ra từ thành phố Huế cũ), thị xã Phong Điền (huyện Phong Điền cũ) và huyện Phú Lộc (trên cơ sở nhập từ huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc cũ).

Nhằm tạo điều kiện cho bộ máy các đơn vị hành chính mới thành lập tổ chức hoạt động ngay khi 2 nghị quyết nêu trên có hiệu lực, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị giao biên chế công chức cho UBND quận Phú Xuân 90 người, quận Thuận Hóa 95 người, thị xã Phong Điền 76 người, huyện Phú Lộc 105 người.

Theo UBND tỉnh, sau khi các đơn vị hành chính cấp huyện mới vào hoạt động ổn định, căn cứ tình hình thực tế của từng đơn vị, trên cơ sở tổng số biên chế được HĐND tỉnh giao, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ rà soát, cân đối điều chỉnh và bố trí biên chế công chức cho phù hợp.

Theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội về việc thành phố Huế là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thành phố Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm có 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện và 133 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 48 phường, 78 xã và 7 thị trấn.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.