0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 19/12/2024 19:59 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai

Theo dõi KT&TD trên

Thông tin trên được UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Đề án quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn.

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai
Một khu đô thị ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, tổng nguồn thu từ đất đai ở Thành phố đạt 22.094,4 tỷ đồng. Trong đó có tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản chuyển nhượng bất động sản, lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí thẩm định hồ sơ. Năm 2022, nguồn thu tăng mạnh lên 30.125,8 tỷ đồng nhờ thị trường bất động sản phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, năm 2023, nguồn thu từ đất giảm còn 15.011,1 tỷ đồng do thị trường chững lại.

Đáng chú ý, trong 10 tháng đầu năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu 17.009 tỷ đồng. “Điều này cho thấy dấu hiệu khôi phục và tăng trưởng của thị trường”, báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh nêu.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá thời gian qua, việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố còn gặp nhiều khó khăn như công việc triển khai chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện, cần nghiên cứu, đề xuất chính sách. Cùng đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực nhưng cần thời gian để vận dụng vào thực tiễn, tham mưu các quy định, hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra, các thủ tục triển khai liên quan đến đất đai còn chậm, quy hoạch chung, quy hoạch đô thị điều chỉnh chưa được phê duyệt kịp thời…

Trong thời gian tới, UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai thực hiện đề án Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, trong giai đoạn 2025 - 2030 tập trung các công tác rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố để làm căn cứ triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, thực hiện số hóa tài liệu lưu trữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin đất đai, đồng bộ dữ liệu…

Bên cạnh đó, chỉ đạo cải cách hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch để giảm thời gian, giảm chi phí chính thức và không chính thức cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân.

Thành phố cũng sẽ thực hiện đổi mới hình thức công khai thủ tục hành chính, sơ đồ hóa quy trình các bước thực hiện để tổ chức, công dân dễ tiếp cận đối với các thủ tục trong lĩnh vực đất đai, môi trường; Công bố công khai, đầy đủ thông tin quy hoạch và tăng cường công tác quản lý quy hoạch…

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

VNREA kiến nghị giải pháp gỡ “nút thắt” về vốn cho nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đang đối mặt với vô vàn rào cản, từ vướng mắc quỹ đất, thủ tục hành chính, đến nguồn vốn và chính sách chưa thực sự hiệu quả. Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã đưa ra những kiến nghị mạnh mẽ để hóa giải “điểm nghẽn” và khơi thông dòng chảy cho phân khúc quan trọng này.
Gấp rút điều chỉnh quy hoạch đất sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những chính sách chú ý về đất đai sau sáp nhập tỉnh, thành
Các thủ tục được phân cấp trong cấp xã gồm nhiều nội dung thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi và nhu cầu hàng ngày của người dân. Trong đó, một số quy định mới liên quan cấp sổ đỏ, được áp dụng ngay sau khi sáp nhập tỉnh, thành.

Tin mới

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips
Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng.
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
“Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) Ngân hàng SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.