0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 19/03/2024 10:10 (GMT+7)

Thái Nguyên: Khảo sát thực trạng, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn

Theo dõi KT&TD trên

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, Ban Quản lý các KCN, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thống kê, báo cáo về thực trạng nhà ở xã hội và nhà trọ công nhân...trên địa bàn toàn tỉnh.

Để thực hiện chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội của tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.

Giám đốc Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thống kê, báo cáo về thực trạng nhà ở xã hội và nhà trọ công nhân; nhu cầu nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian hoàn thành trong Quý II năm 2024.

Thái Nguyên: Khảo sát thực trạng, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn - Ảnh 1
Phối cảnh Dự án TBCO RIVERSIDE 1.700 tỷ đồng do Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ (TTB Group) thực hiện.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá về thực trạng và nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo, đề nghị Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội của tỉnh Thái Nguyên để tổ chức thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện khảo sát, thống kê đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ yêu cầu.

Chia sẻ trên báo chí, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) rất lớn tại các đô thị, trước hết là tại các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ để phát triển các loại NƠXH phù hợp với nhu cầu của người dân tại từng địa phương, tránh tình trạng NƠXH bị 'ế' như đã xảy ra tại một số địa phương.

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Khảo sát thực trạng, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.