0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 19/04/2024 21:45 (GMT+7)

Tập đoàn Thuận An dừng thi công 2 gói thầu cải tạo kênh dài nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Theo dõi KT&TD trên

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn yêu cầu Tập đoàn Thuận An phản hồi khả năng tiếp tục hợp đồng 2 gói thầu.

Tập đoàn Thuận An dừng thi công 2 gói thầu cải tạo kênh dài nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu Tập đoàn Thuận An phản hồi khả năng tiếp tục hợp đồng 2 gói thầu xây lắp số XL-05, XL-06, thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Theo chủ đầu tư, hiện nay, Tập đoàn Thuận An đã ngưng thi công 2 gói thầu trên. Ban chỉ huy, nhân công... của nhà thầu này đã rút khỏi công trường.

Do vậy, để không ảnh hưởng đến tiến độ, chủ đầu tư yêu cầu Tập đoàn Thuận An có công văn làm rõ về khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng thi công 2 gói thầu. Nhà thầu cần nêu rõ cơ cấu tổ chức của Công ty, người đại diện theo pháp luật thay thế... gửi về chủ đầu tư trước ngày 25/4.

Trường hợp, Tập đoàn Thuận An không phản hồi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố sẽ xem đây là vi phạm hợp đồng và có hình thức xử lý theo quy định.

Trong dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, Tập đoàn Thuận An đóng vai trò thành viên của liên danh, tham gia thi công 2 gói thầu XL-05, XL-06, trị giá 130 tỷ đồng.

Cụ thể, tại gói thầu XL-05 (đoạn từ cầu Tân Kỳ Tân Qúy đến cầu Bưng), Tập đoàn Thuận An là thành viên của của Liên danh Công ty Cổ phần Hải Đăng, Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn, Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Thới Bình, Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Phương Nguyệt…

Tập đoàn Thuận An dừng thi công 2 gói thầu cải tạo kênh dài nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Gói XL-05 đoạn qua khu vực cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Theo hợp đồng giữa các bên, Tập đoàn Thuận An thực hiện thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuât (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải, có giá trị 77,5 tỷ đồng/561,5 tỷ đồng (chiếm 13,80% của hợp đồng). Giá trị đã tạm ứng chưa thu hồi của Tập đoàn Thuận An theo hợp đồng là 22,7 tỷ đồng.

Còn gói thầu XL-06 (đoạn từ cầu Bưng đến cầu Tham Lương), Tập đoàn Thuận An là thành viên của Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Thới Bình, Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng Nguyễn Lê, Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Công chánh…

Theo hợp đồng, Tập đoàn Thuận An thực hiện thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải, tương đương giá trị 53,6 tỷ đồng (chiếm 11,7% của hợp đồng). Công ty này đã tạm ứng 15,3 tỷ đồng.

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản gửi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội về bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng của Tập đoàn Thuận An tại gói thầu XL-05 và XL-06.

Ngân hàng này đã phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng của 2 gói thầu XL-05 và XL-06 với tổng giá trị gần 44,6 tỷ đồng.

Trường hợp Tập đoàn Thuận An không còn đủ năng lực tiếp tục thực hiện các hợp đồng nêu trên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tầng đô thị Thành phố đề nghị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội xem xét có phản hồi bằng văn bản về việc tịch thu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và thu hồi tiền tạm ứng.

Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên khởi công từ tháng 2/2023, dự án đi qua các quận, gồm: 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng.

Dự án sẽ xây dựng bờ kè kênh tổng chiều dài 63km, nạo vét kênh dài 31km; xây dựng đường giao thông hai bên bờ kênh dài 63km, bề rộng từ 7 - 12m. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng các công trình thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cải tạo cảnh quan dọc tuyến. Theo tiến độ đề ra, dự án sẽ về đích vào ngày 30/4/2025.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với: Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuận An về tội “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cương, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông nghiệp tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Thuận An dừng thi công 2 gói thầu cải tạo kênh dài nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.